Tiết 3, 4

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 150)

Hướng dẫn giải

a. Em đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 100 chữ trong một bài thơ đã học và trả lời câu hỏi:

– Bài Bộ đội về làng: Tình quân dân được thể hiện: Khi các anh bộ đội trở về, xóm làng mang không khí tưng bừng, rộn ràng, người dân ai cũng hớn hở. Hình ảnh giúp em cảm nhận được điều đó là:

Các anh về mái ấm nhà vui

Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ

Các anh về tưng bừng trước ngõ,

Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.

– Bài Về ngôi nhà đang xây: Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên cuộc sống trên đất nước ta đang ngày càng phát triển. Đất nước ta đang không ngừng xây dựng các đô thị, hệ thống nhà cửa, công xưởng, trung tâm thương mại,… phục vụ cuộc sống hiện đại. Ngay hiện tại vẫn còn rất nhiều những dự án, những dự định đang được ấp ủ và chờ được thực hiện, phát triển hơn cả hiện tại. 

– Bài Việt Nam quê hương ta: Những câu thơ trong bài mà em thích là:

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Vì qua những câu thơ này, em thấy người Việt Nam giản dị, bình thường, cơm trắng rau xanh lại có thể có được sức mạnh đánh đổ quân thù thành công, trở thành người hùng trong thời chiến và hoá thành người hiền lành, chất phác trong thời bình. Người Việt Nam thật linh hoạt và tài năng.

– Bài Bài ca trái đất: Nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ trái đất được rất nhiều người cùng yêu quý, mỗi người một vẻ, một dân tộc, giới tính, đặc điểm,… nhưng cùng chung một bài ca hát cho trái đất thân yêu. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 151)

Hướng dẫn giải

a. Chủ ngữ là: Hoa cà phê; nó.  

    Vị ngữ là:  có mùi thơm đậm và ngọt; thường theo gió bay đi rất xa.

b. Chủ ngữ là: Bác rùa đá

    Vị ngữ là: đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát của tiếng chim bách thanh.

c. Chủ ngữ là: Tôi; tôi.

    Vị ngữ là: có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng; có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.

d. Chủ ngữ là: tôi

    Vị ngữ là: nằm trên chiếc võng mắc vào tán cây sau nhà, vừa nghe gió thổi hiu hiu vừa nhìn lên bầu trời ngắm mây bay.

– Câu đơn là các câu b, d; câu ghép là các câu a, c.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 151)

Hướng dẫn giải

Trong những câu ghép tìm được ở bài tập 2, các vế câu được nối với nhau bằng cách:

+ Ở câu a, dùng kết từ nên.

+ Ở câu b, dùng kết từ và.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 151)

Hướng dẫn giải

a. Dựa vào đoạn mở đầu câu chuyện, em biết công chúa Thiều Hoa là con gái út thứ sáu của Vua Hùng, vô cùng xinh đẹp dịu dàng. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.

b. Câu chuyện giải thích công chúa tìm ra được nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa bằng cách: công chúa dự hội thi múa của họ nhà bướm, trong đó có một con bướm nâu mốc thếch, vụng về nhưng lại là loài bướm có ích. Loài này có thể sinh tằm, ăn dâu, nhả sợi tơ, cuộn thành kén, kéo thành tơ óng vàng bền chắc. Biết vậy, công chúa nuôi bướm nâu ở bãi dâu ven sông, qua từng công đoạn thì thu được thứ vải mỏng vàng óng là lụa.

c. Vải lụa được làm từ tơ tằm đẹp vì là thứ vải mỏng, màu vàng óng như những dải nắng trời. Vải lụa quý vì mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm mà lại chỉ có thể có được từ tơ loài tằm.

d. Nghề dệt lụa phát triển ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng vì nhờ công chúa Thiều Hoa đã dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa; nên có thể hiểu ai ai cũng ở khu này cũng biết, cũng thạo với nghề dệt lụa.

e. Chủ đề của bài đọc: Lý giải cho việc sinh nghề dệt lụa; Tôn vinh người đã dạy cho nhân dân Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng nghề dệt lụa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)