Thực hành tiếng việt trang 54

Câu 1 (SGK Cánh Diều trang 54)

Hướng dẫn giải

a. Lúc đó vào buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.  

- Bộ phận chêm xen là cụm từ được in đậm 

- Nhấn mạnh vào sự kiện sắp diễn ra

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều trang 55)

Hướng dẫn giải

a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ, đua trí, đua tài học hòi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.(Trần Quốc Vượng)

- Bộ phận chêm xen là cụm từ được in đậm 

- Tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm của những người Hà Nội.

b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ (Sương Nguyệt Minh)

- Bộ phận chêm xen là cụm từ được in đậm 

- Tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm của ông và dì

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều trang 55)

Hướng dẫn giải

a.

- Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điềuTôi đã đến với anh rồi đấy.

- Tác dụng: thể hiện một cách kín đáo tế nhị lời nói thầm kín của cô gái đối với chàng trai “hương thơm, chùm hoa” là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.

b.

- Phép tu từ: phép chêm xen trong câu: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự “đáng sợ” của tình trạng cô độc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều trang 55)

Hướng dẫn giải

Tình nghĩa thầy trò là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô đã dám hi sinh một cuộc sống sung để theo đuổi việc "đưa đò" cho "người khách" đến được bến bờ tương lai đi xây dựng đất nước. Thầy cô luôn không cần biết rằng liệu những "người khách" ấy có nhớ đến mình hay không. Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Thầy cô như những ngọn hải đăng soi sáng cho biết bao thế hệ học sinh giữa biển khơi tri thức. Thầy cô những người cha người mẹ thứ hai đã cống hiến thầm lặng để chúng ta nên người. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô trách phạt là một con dao cứa vào tim. Đau xót biết chừng nào! Ẩn sau mỗi nụ cười khi thấy chúng em đạt thành tích xuất sắc là niềm hạnh phúc khôn cùng. Thầy cô luôn là người dõi theo chúng ta từ phía sau mà chẳng mong chờ chúng ta ngoái đầu nhìn lại. sinh nên người. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương, kính mến thầy cô giáo. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò của thầy cô. 

- Phép tu từ: phép chêm xen trong đoạn văn: những người cha người mẹ thứ hai 

- Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)