Thực hành tiếng Việt trang 112

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 112)

Hướng dẫn giải

a. Câu thiếu chủ ngữ.

→ Sửa: Những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng các con sông lớn đang dần khô cạn.

b. Sắp xếp sai vị trí câu.

→ Sửa: Truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng rất thú vị.

c. Câu thiếu vị ngữ.

→ Sửa: Những con người giàu đức hi sinh ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc với mỗi người dân nơi đây.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 113)

Hướng dẫn giải

a. Thiếu vị ngữ.

→ Sửa: Truyện ngắn, thể loại linh hoạt ấy đã được rất nhiều nhà văn theo đuổi.

b. Sắp xếp sai vị trí câu.

→ Sửa: Một nhóm họa sĩ đến từ thành phố đã vẽ bức tranh tường hoành tráng này.

c. Thiếu vế câu.

→ Sửa: Số đỏ không chỉ là một tác phẩm trào phúng mà còn tác phẩm đặc sắc vào bậc nhất trong văn học Việt Nam 1945.

d. Thiếu vị ngữ.

→ Sửa: Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ra với mục đích thuyết phục người đọc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 114)

Hướng dẫn giải

- Dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai vì: người viết đều mang theo mục đích riêng của mình.

+ Câu “bị đạo ý”, đây là câu rút gọn nhằm giải thích cho ý câu trước của tác giả. Hay + Câu “Mắt mèo hoang” bạn đầu nghe ta sẽ thấy rất vô lý nhưng khi đọc câu tiếp theo, ta sẽ thấy nó rất phù hợp, tác giả đảo hình ảnh đó lên trước nhằm nhấn mạnh và gây chú ý với người đọc.

+ Câu “Anh Ba Hoành!” được đặt thành câu riêng nhằm nhấn mạnh nhân vật mà vế đằng trước đang muốn nói đến – một người câm của quán rượu.

→ Giúp cho mục đích truyền tải của người viết được rõ ràng hơn là câu đầy đủ, nhấn mạnh về ý thay vì giải thích ra sẽ luôn tạo được ấn tượng với người đọc hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)