Thực hành tiếng Việt trang 110

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm ngôn ngữ nói được thể hiện: là những lời nói dùng trong giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau, luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Ngôn ngữ ở cả hai đoạn trích đều được chọn lọc trước khi viết, có sự trau chuốt cần người đọc đọc và phân tích, nghiềm ngẫm để lĩnh hội. Các câu, các từ tuân theo các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 111)

Hướng dẫn giải

Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 111)

Hướng dẫn giải

Chí Phèo (đi loạng choạng, ngà ngà say, tay cầm chai rượu còn phân nửa): Trời ơi là trời! Sao đẻ cái số kiếp tôi khổ nhục thế này, sao không để tôi chết quách từ khi bị bỏ đói trong cái lò gạch nát ấy đi. Đời nhục hơn chữ nhục. Khốn khổ cái thân tôi...

Chí Phèo (nhìn người qua đường, chửi tiếp): Nhìn cái gì mà nhìn, không thấy ông đây đang uống rượu à? Cái làng Vũ Đại khốn nạn các người, một lũ hèn nhát... Mẹ kiếp!

Dân làng (quay qua kháo nhau): Kìa, nó lại lên cơn phê rượu, lại chửi loạn làng lên kìa...

Dân làng (tặc lưỡi nói với sang): Thôi kệ nó, ai chấp thằng say rượu. Nó chửi ai chứ chẳng phải chửi mình.

Dân làng (nói nhỏ): Ấy, bé bé cái mồm thôi, nó nghe thấy nó bây giờ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)