Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Đọc đoạn thơ:
   Mắt trẻ con sáng lắm
   Nhưng chưa thấy gì đâu
   Mặt trời mới nhô cao
   Cho trẻ con nhìn rõ
a) Em nghĩ nhô là: Đưa phần đầu lên sao cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước của sự vật, so với những cái xung quanh.
b) Trong đoạn thơ: Không thể thay thế từ "lên" với từ "nhô"
Sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ "nhô":
- Thể hiện rõ sự vươn cao, vượt trội hơn tất thảy mọi vật xung quanh, nhằm giúp cho trẻ con có thể nhìn rõ.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Một số từ ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa:

Trong văn bản: thơ ngây, 

Ngoài văn bản: thoi đưa, sụt sùi.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ:

Cây cao bằng gang tay

Lá có bằng sợi tóc

Cái hoa bằng cái cúc

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ: So sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Mọi vật trên Trái đất qua con mặt của trẻ đều thân yêu, ngây thơ và đáng yêu, ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Tác giả vì làn gió thơ ngây như chính mỗi đứa trẻ. Đó là sự trong lành, mát mẻ của trời đất cũng giống như sự ngây thơ và đáng yêu của các em.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ:

Từ bãi sông cát vàng

 

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đó: Tác giả sử dụng việc lặp đi lặp lại từ "Từ", có sự nối tiếp nhau, càng nhấn mạnh thêm tình yêu thương chăm sóc bao la của người mẹ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)