Thề nguyền và vĩnh biệt

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba:

- Trong Cảnh II, Hồi hai, đó là khi 2 người trúng tiếng sét ái tình, Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Lúc này, hai người đang đắm chìm trong cảm xúc của tình yêu, họ khao khát được đến gần trò chuyện và thể nguyện tình yêu dành cho nhau.

- Trong Cảnh V, Hồi ba, đây là lúc màn đêm sắp kết thúc giống như tình yêu của họ. Họ phải rời xa nhau dẫu không nỡ. Họ lưu luyến nhau nhưng biết rằng đã đến lúc phải vĩnh biệt.

=> Sự thay đổi này góp phần thể hiện tình cảm chân thành, đắm say của Rô-mê-ô và Giu-li-ét và nỗi đau bất lực khiến họ phải chia xa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Lời thoại trong đoạn trích khiến em ấn tượng nhất là "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." vì lời thoại đã thể hiện rõ ràng tình cảm chân thành, say đắm, mãnh liệt tạo nên sức mạnh vượt qua mọi thử thách để Rô-mê-ô đến được với người mình yêu.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

- Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm Truyện Kiều (đoạn trích về lời thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều) của văn học Việt Nam.

- Sự liên tưởng đó khiến em cảm thấy xót xa và thương cảm cho những mối tình say đắm không trọn vẹn. Họ yêu nhau mãnh liệt, thề nguyền với lòng tin tưởng và hi vọng hạnh phúc, nhưng lại chẳng thể bên nhau cùng thực hiện lời hứa. Niềm đau đớn và day dứt ám ảnh mãi. Qua hai câu chuyện, em chiêm nghiệm hơn về tình yêu và cuộc đời.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)