Ôn tập

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

1. Công tắc

a) Chức năng

Công tắc là thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản. Công tắc thường được lắp trên dây pha sau aptomat hoặc cầu chì, nối tiếp với đỗ dùng điện.

b) Cấu tạo

Công tắc gồm các bộ phận chính: vỏ, nút bật tắt và các cực nối điện. Vỏ và nút bật tắt của công tắc thường được làm bằng nhựa, các cực nối điện được làm bằng đồng.

c) Thông số kĩ thuật

Trên vỏ công tắc có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V).

2. Cầu dao

a) Chức năng

Cầu dao là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản, thường được sử dụng trong các mạng điện công suất nhỏ. Cầu dao đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính của mạng điện. Cầu dao được kết hợp với cầu chì để thực hiện

chức năng bảo vệ mạng điện khi xảy ra sự cố quá tải hoặc ngắn mạch.

b) Cấu tạo

Cầu dao gồm các bộ phận chính: cân đóng cắt, các cực nối điện và vỏ. Tay gạt của cần cắt và vỏ được làm bằng vật liệu cách điện. Các cực nói điện được làm bằng đồng. 

c) Thông số kĩ thuật 

Trên tay gạt của cần đóng cắt của cầu dao có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). Ví dụ: 15 A - 600 V.

3. Aptomat

a) Chức năng

Aptomat là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay và có khả năng tự động cắt để bảo vệ mạng điện khi xảy ra sự cô như quá tải hoặc ngắn mạch.

Aptomat một pha một cực dùng để đóng cắt dây pha trong mạng điện. Aptomat một pha hai cực dùng để đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính trong mạng điện.

b) Cấu tạo

Cấu tạo bên ngoài của aptomat gồm các bộ phận chính: vỏ, cần đóng cắt, các cực nối điện. Trong đó, cực nối điện đầu vào được nói với dây điện cấp nguồn. cực nối điện đầu ra được nối với các phụ tải điện.

c) Thông số kĩ thuật

Trên vỏ aptomat có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V).

4. Ổ cắm điện

a) Chức năng

Ổ cắm điện dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện.

b) Cấu tạo

Ổ cắm điện gồm các bộ phận chính: vỏ và các cực tiếp điện .

c) Thông số kĩ thuật

Trên vỏ của ô cắm điện có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). Ví dụ: 15 A - 250 V.

5. Phích cắm điện

a) Chức năng

Phích cắm điện dùng để lấy điện từ ổ cắm điện cung cấp cho các đồ dùng điện.

b) Cấu tạo

Phích cắm điện gồm các bộ phận chính: vỏ và các chốt (chấu) tiếp điện. Mỗi chốt tiếp điện được nối với một dây dẫn điện.

c) Thông số kĩ thuật

Trên vỏ phích cắm điện có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). Ví dụ: 10A - 250 V.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng:

a) Đo điện áp xoay chiều

Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiêu (AC):

Bước 1. Chọn đại lượng đo và thang đo.

Vặn núm xoay đến thang đo điện áp xoay chiều.

Bước 2. Tiến hành đo.

- Cắm dây que đo màu đỏ vào giắc cắm V/Ω và dây que đo màu đen vào giắc cắm COM của đồng hồ vạn năng.

- Đặt hai đầu que đo vào hai điểm cần đo điện áp xoay chiều.

Bước 3. Đọc kết quả trên màn hình hiển thị. 

b) Đo thông mạch dây dẫn điện

Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch dây dẫn điện:

Bước 1. Chọn thang đo và đại lượng đo.

Vặn núm xoay sang chế độ đo thông mạch.

Bước 2. Tiến hành đo.

- Cắm dây que đo màu đen vào giắc cắm V/Ω và dây que đo màu đen vào giắc cắm COM của đồng hồ vạn năng.

- Đặt hai đầu que đo vào hai đầu của dây dẫn điện cần đo thông mạch.

Bước 3. Đọc kết quả đo.

Nếu dây dẫn điện không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp”, nếu dây dẫn điện bị đứt thì đồng hồ sẽ không kêu.

Cách sử dụng ampe kìm

Để đo cường độ dòng điện bằng ampe kìm cần thực hiện theo các bước sau:

Buớc 1. Chọn đại lượng đo và thang đo.

Vặn núm xoay đến thang đo cường độ dòng điện.

Bước 2. Tiến hành đo.

Ấn lẫy mở hàm kìm, lồng hàm kìm vào đoạn dây dẫn điện cân đo cường độ dòng điện.

Bước 3. Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

a) Sơ đồ nguyên lí:

Sơ đồ lắp đặt:

b) 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Bước 1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí

- Bước 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt

- Bước 3. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ

- Bước 4. Lắp đặt mạch điện

- Bước 5. Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạch điện

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Các ngành nghề liên quan đến công việc lắp đặt mạng điện trong nhà có đặc điểm chung sau.

1. Sản phẩm lao động

Sản phẩm lao động của ngành nghề liên quan đến công việc lắp đặt mạng điện trong nhà rất đa dạng, có mức độ phức tạp khác nhau như sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện, mạch điện chiếu sáng trong gia đình....

2. Đối tượng lao động

Đối tượng lao động của ngành nghề liên quan đến công việc lắp đặt mạng điện trong nhà gồm: thiết bị điện, đồ dùng điện. dụng cụ đo điện, vật liệu và dụng cụ để làm việc, nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380 V....

3. Điều kiện làm việc

Công việc thiết kế, giám sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa mạng điện, thiết bị điện, đồ dùng điện thường được tiến hành trong nhà, ngoài trời, trên cao.…

Yêu cầu công việc đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà:

1. Về năng lực

- Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kĩ thuật điện như an toàn điện: chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật và cách vận hành các thiết bị điện, đồ dùng điện; quy trình thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra mạng điện,...

- Có năng lực thực hiện công việc chuyên môn như: lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp: tính toán chi phí lắp đặt: sử dụng dụng cụ đo điện: thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra và thử nghiệm mạng điện đảm bảo an toàn,...

- Có đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp…

2. Về phẩm chất

- Yêu thích công việc, làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm;

- Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác;

- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ quy trình an toàn điện và bảo vệ môi trường làm việc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)