Ôn tập cuối học kì II

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

1 – đ; 2 – c; 3 – d; 4 – b; 5 - a

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

Là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính, tạo thành một tuyến truyện duy nhất

2

Cốt truyện đa tuyến

Là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.

3

Nhân vật chính

Là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của truyện

4

Chi tiết tiêu biểu

là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú, đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Tiếng Việt 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Hướng dẫn giải

a.

- Là câu hỏi tu từ.

- Căn cứ: không nhằm mục đích để hỏi mà thể bộc lộ thái độ, tình cảm, suy nghĩ.

b.

- Sắc thái nghĩa: thể hiện sự đồng ý, chấp nhận.

- Có thể sử dụng các từ này với những người bạn, người nhỏ tuổi hơn, trong những tình huống chấp nhận, đồng ý với một ý nào đó hoặc trong lúc nhờ vả, cầu khiến.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Tiếng Việt 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Hướng dẫn giải

- Biện pháp tu từ đảo: Đâu gió, Đâu ruồng, Đâu từng, Đâu những

- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với mảnh đất, kỉ niệm trong quá khứ.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Tiếng Việt 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

a. Câu cảm bởi thể hiện cảm xúc trân quý, quý trọng giá trị của hạt xôi nếp

b. Thành phần biệt lập: đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Viết 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...

 

• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

đọc nhận ra mạch lập luận.

 

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

 

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

 

Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách

• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.

• Tóm tắt nội dung cuốn sách.

• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.

• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

• Trình bày thông tin mạch lạc.

Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc

ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia

 Tìm ý, lập dàn bài, viết bài

- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc

- Cần đảm bảo tính trung thực của lời  kể.

- Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường

– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương

– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

• Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).

• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:

– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.

 – Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.

— Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:

• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.

• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.

• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào?

2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn?

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Viết 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 116)

Hướng dẫn giải

STT

Ý kiến

Đúng

Sai

Lí giải (nếu sai)

1

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật

x

 

 

2

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt

 

x

cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt

phù hợp cho bài nghị luận xã hội.

3

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm

x

 

 

4

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm

x

 

 

5

Khi viết bài văn kể về một hoạt động xã hội, có thể tùy ý sử dụng ngôi kể

 

x

Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể

6

Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực

x

 

 

7

Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia

 

x

Nếu không tham gia thì người viết sẽ không có trải nghiệm và những thông tin chuẩn xác.

8

Khi viết bài giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung và nêu các thông tin về cuốn sách

x

 

 

9

Trong bài giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp khuyến nghị mọi người đọc sách

x

 

 

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Viết 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 117)

Hướng dẫn giải

- Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ, liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.

- Sử dụng đúng thời điểm.

- Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.

- Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,... trong bài viết rõ ràng

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)