Ôn tập cuối học kì I

Câu 11 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Bảng 1: Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

So sánh

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình.

- Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

 
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (3)

Câu 12 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 142)

Hướng dẫn giải

Tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ

Nội dung

Giải thích nghĩa của từ

- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ

- Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

-  Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu

Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 13 (SGK Ngữ văn 11 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 142)

Hướng dẫn giải

- Đoạn văn tham khảo 1: Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

Trong văn học, ta đã bắt gặp rất nhiều nhân vật phải gánh trên mình nỗi oan khuất, tủi nhục. Nào là nàng Vũ Nương với cái danh "thất tiết", phải trẫm mình xuống sông tự vẫn. Hay như Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông mà tống vào tù suốt mấy năm trời. Đặc biệt, còn có nàng Thị Kính - một người phụ nữ đức hạnh, thảo hiền nhưng lại có số phận oan nghiệt. Chỉ vì muốn cắt cho chồng chiếc râu mọc ngược, nàng bị vu cho cái tội giết chồng, bị cả nhà bên đó ruồng rẫy. Để không ảnh hưởng đến người thân, Thị Kính đành lòng giả trai lên chùa ở. Nhưng như vậy vẫn chưa hết. Ở chùa, nàng bị Thị Mầu giá họa, đổ tội cho nàng làm ả ta có bầu. Thế là Thị Kính bị người đời dè bỉu, chịu oan ức, tủi hổ đến tận lúc chết. Từ đó, độc giả vừa xót thương cho số phận bạc bẽo của nàng Thị Kính, vừa thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc minh oan. Minh oan chính là giải thích, chứng minh bản thân mình trong sạch bằng lời nói, lí lẽ và cả hành động. Việc này giúp con người lấy lại danh dự, tránh được bao hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng nếu ta lựa chọn im lặng, cữ giữ mãi nỗi oan khuất trong lòng thì chính bản thân ta sẽ là người chịu thiệt thòi. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến cả những người mà ta yêu quý. Vậy nên, trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều cần tự biết bảo vệ bản thân. Nếu lỡ chẳng may bị giá họa, ta cần hành động để chứng minh sự trong sạch cho chính mình. Tựu chung lại, qua câu chuyện về nàng Thị Kính, ta có thể rút ra được bài học rằng: việc minh oan là vô cùng cần thiết đối với con người.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)