Ôn tập cuối HKII

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

a. Văn nghị luận:

+ Vấn đề nghị luận

+ Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận.

+ Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

b.

Thơ:

+ Thể thơ

+ Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong thơ.

+ Hình thức nghệ thuật của thơ: ngôn ngữ, vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ.

c.

Truyện:

+ Cốt truyện

+ Thông điệp của truyện

- Tư tưởng của truyện

- Đặc điểm, tính cách nhân vật

- Ngôi kể, điểm nhìn

- Các đặc điểm hình thức: cách kể, cách miêu tả, biểu cảm, lối hành văn, giọng điệu,...

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm:

+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc).

+ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ tạo tính liên kết cao.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học.

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43:

- Cách miêu tả thiên nhiên:

+ Sử dụng nhiều động từ: đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức)

+ Tác giả không chỉ cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác mà còn bằng thính giác và khứu giác.

⇒ Gợi tả sức sống căng đầy chất chứa từ bên trong tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

- Cách miêu tả cảnh sinh hoạt.

+ Sử dụng các từ láy mô tả âm thanh: lao xao, dắng dỏi.

⇒ Từ cảnh sinh hoạt, tác giả bày tỏ nỗi trăn trở về thời cuộc về đất nước và cuộc sống của nhân dân. Một vị đại quan luôn dành sự ưu ái cho nhân dân.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 114)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ Tây Tiến :

+ Ngắt nhịp: 4/3

+ Tạo hình câu thơ gợi hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ

→ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên :

+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

+ Gieo vần: vần chân liền.

+ Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Hướng dẫn giải

- Vai kể, điểm nhìn trong Đất rừng phương Nam là vai kể, điểm nhìn của cậu bé An. Ở đoạn trích, cậu bé An là nhân vật xưng "tôi", trực tiếp kể lại câu chuyện

⇒ thiên nhiên đẹp đẽ, phong phú được kể qua lời kể và điểm nhìn của cậu bé An khiến thiên nhiên trở nên gần gũi.

- Vai kể trong Dưới bóng hoàng lan:

+ Người kể chuyện: Thanh

+ Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh.

⇒ Vai kể và điểm nhìn trong Dưới bóng hoàng lan có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện và tạo được sự bao quát trong lối kể.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 9 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Hướng dẫn giải

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Sử dụng tình huống truyện.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu.

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động.

Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó.

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 10 (SGK Chân trời sáng tạo trang 115)

Hướng dẫn giải

a.

- Lỗi dùng từ trong câu (2): dùng từ không đúng nghĩa, cụ thể là dùng từ trí thức.

- Sửa : sửa từ trí thức thành tri thức.

b.

Để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn, có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như sau:

Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

c.

- Lỗi liên kết trong đoạn trích trên: Không sử dụng các từ ngữ liên kết và không tách đoạn

- Sửa : Sử dụng các từ ngữ liên kết và tách đoạn. Cụ thể:

Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thức. Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn.

Thứ hai, đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)