Hình 1 mô tả ổ sinh thái về nguồn sống của hai loài A và B. Cho biết mức độ cạnh tranh giữa loài A và loài B trong mỗi trường hợp. Giải thích.
Hình 1 mô tả ổ sinh thái về nguồn sống của hai loài A và B. Cho biết mức độ cạnh tranh giữa loài A và loài B trong mỗi trường hợp. Giải thích.
Một số cây gỗ lớn (ví dụ: thông, sồi,...) không có lông hút ở rễ nhưng chúng vẫn có thể lấy nước và muối khoáng nhờ các sợi nấm. Những sợi nấm chuyên hoá hình thành giác hút liên kết với rễ ở thực vật tạo thành nấm rễ, nhờ đó, nấm có thể lấy chất hữu cơ từ thực vật.
a) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nấm và rễ. Giải thích.
b) Nếu đất ở một vùng trồng cây thông được xử lí thuốc diệt nấm với liều lượng cao sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Mối quan hệ giữa nấm và rễ là mối quan hệ cộng sinh. Do trong mối quan hệ này, cả hai loài đều được lợi và mối quan hệ này có quan hệ chặt chẽ đối với sự tồn tại của chúng. Nếu không có nấm hút muối khoáng và nước thì cây không thể sống được, ngược lại, cây cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm phát triển.
b) Nếu đất ở một vùng trồng cây thông được xử lí thuốc diệt nấm với liều lượng cao thì nấm sẽ bị tiêu diệt, cây thông sẽ phát triển chậm dần và chết do không có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. Ngoài ra, lượng thuốc diệt nấm dư thừa gây ô nhiễm môi trường.
(Trả lời bởi datcoder)
Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Sau vụ cháy rừng vào năm 2002 tại Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang), một trong những biện pháp được thực hiện nhằm giảm nguy cơ cháy rừng là tăng cường đắp đập để giữ nước trong mùa khô và hoàn thiện hệ thống kênh, mương trong khu vực rừng. Tuy nhiên, việc giữ nước đã dẫn đến tình trạng ngập nước và làm giảm khả năng sinh trưởng của rừng tràm. Về địa hình, rừng tràm U Minh Thượng được phân chia thành các khu vực theo độ cao giảm dần gồm: rừng tràm không bị cháy, rừng tràm trên than bùn dày, rừng tràm trên than bùn trung bình, rừng tràm trên than bùn mỏng và rừng tràm trên đất sét. Từ năm 2002 đến 2009, tuy rừng tràm đã dần được phục hồi nhưng lại có sự phân hoá về mức độ sinh trưởng của cây tuỳ theo độ cao của từng khu vực, ở khu vực càng cao, cây có mức sinh trưởng càng mạnh.
a) Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc kiểu hệ sinh thái nào?
b) Mức độ sinh trưởng của rừng tràm chịu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào? Giải thích sự tác động của nhân tố sinh thái đó đến mức độ sinh trưởng của cây tràm tại mỗi khu vực.
c) Sự phục hồi của rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc loại diễn thế sinh thái nào? Giải thích.
d) Vụ cháy rừng và sự phục hồi của rừng tràm có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng.
e) Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc kiểu hệ sinh thái tự nhiên.
b) Mức độ sinh trưởng của rừng tràm chịu ảnh hưởng của nước. Giải thích: Tràm là loài cây chịu được ngập nhưng không phải là loài cây ưa ngập, khi nước ngập sâu lâu ngày thì điều kiện yếm khí làm các rễ phát triển kém. Về địa hình, rừng tràm U Minh Thượng được phân chia thành các khu vực theo độ cao giảm dần gồm: rừng tràm không bị cháy, rừng tràm trên than bùn dày, rừng tràm trên than bùn trung bình, rừng tràm trên than bùn mỏng và rừng tràm trên đất sét. Tuỳ theo độ cao mà vùng đất có độ ngập nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tăng trưởng của đường kính cây tràm tại khu vực. Sự sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính của cây tràm tỉ lệ nghịch với mức độ ngập nước, nghĩa là ở những nơi ngập sâu thì sự sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính kém hơn so với những nơi ngập nông.
c) Sự phục hồi của rừng tràm tại Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc loại diễn thế thứ sinh. Do ban đầu đó có tồn tại quần xã rừng tràm, tuy nhiên do bị ảnh hưởng của nước nên kích thước quần thể giảm dần và có nguy cơ dẫn đến quần xã bị suy thoái. Tuy nhiên do có các biện pháp can thiệp kịp thời nên quần xã rừng tràm đã dần hồi phục trở lại.
d) Vụ cháy rừng khiến sự đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia U Minh Thượng bị suy giảm do một số loài bị lửa thiêu rụi, bị chết do không còn nơi cứ trú, không còn thức ăn → suy giảm đa dạng sinh học. Sự phục hồi của rừng tràm đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của thực vật, bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng.
e) Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Thành lập các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Bảo vệ quần thể và quần xã sinh vật.
- Có kế hoạch hành động để bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tích cực tham gia Công ước Cites, Công ước về Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar,...
- Ban hành luật Đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường,...
(Trả lời bởi datcoder)