Ôn tập chủ đề 7

Hệ thống hóa kiến thức (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

a. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho động vật thủy sản

- Thành phần dinh dưỡng:

+ protein

+ nước

+ lipio

+ carbohydrate

+ vitamin 

+ khoáng

- Vai trò của các nhóm thức ăn thủy sản:

+ Thức ăn hỗn hợp

+ Thức ăn bổ sung

+ Thức ăn tươi sống

+ Nguyên liệu thức ăn

b. Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản;

- Chế biến thức ăn:

+ Chế biến thủ công

+ Chế biến công nghiệp

- Bảo quản thức ăn:

+ Bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp.

+ Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ thấp

+ Bảo quản bằng cách sấy khô

-  Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản:

+ Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme giúp thuỷ phân các phụ phẩm khó tiêu hoá thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.

+ Ứng dụng sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men cám gạo để dùng làm thức ăn nuôi artemia.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản:

+  Giảm quá trình oxy hóa

+ Ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

- Hầu hết thức ăn thủy sản có thành phần dinh dưỡng giống nhau: nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng.

- Thức ăn có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...), thức ăn tươi sống (trùn chỉ, động vật phù du) thường có hàm lượng protein cao.      

- Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường có mùi, vị kém hấp dẫn động vật thuỷ sản và khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Các nhóm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản:

- Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn bổ sung

- Thức ăn tươi sống

- Nguyên liệu thức ăn

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Các công đoạn sản xuất thức ăn công nghiệp cho thủy sản:

Thu mua nguyên liệu → Bảo quản nguyên liệu → Cân nguyên liệu – Nghiền nguyên liệu → Sàng nguyên liệu → Phối trộn nguyên liệu → Hấp nguyên liệu → Ép viên → Sấy → Làm nguội → Phun dầu → Cân thành phẩm và đóng gói → Kho chứa. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Một số phương pháp bảo quản thức ăn thủy sản:

- Bảo quản trong nhà kho, tránh nước và ánh nắng trực tiếp.

- Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ thấp

- Bảo quản bằng cách sấy khô

- ...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 5 (SGK Cánh Diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản:

+ Công nghệ vi sinh và công nghệ enzyme giúp thuỷ phân các phụ phẩm khó tiêu hoá thành những nguyên liệu thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.

+ Ứng dụng sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae và lên men cám gạo để dùng làm thức ăn nuôi artemia.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản thức ăn thủy sản:

+  Giảm quá trình oxy hóa

+ Ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại

- Lợi ích việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thuỷ sản mang lại:

+ Sử dụng enzyme để phân hủy các thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu thức ăn, giúp cá dễ dàng hấp thu hơn.

+ Bổ sung các vi sinh vật có lợi vào thức ăn để tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột của cá.

+ Tăng cường các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cá

+ Cá nuôi bằng thức ăn chế biến bằng công nghệ sinh học có chất lượng thịt tốt hơn, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)