Cấu trúc mạch điện gồm những bộ phận chính nào?
Cấu trúc mạch điện gồm những bộ phận chính nào?
Nêu chức năng của nguồn điện, bộ phận truyền dẫn, thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ, phụ tải điện.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nguồn điện: cung cấp điện nhờ chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác nhau.
Bộ phận truyền dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn đến phụ tải.
Thiết bị đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ: dùng để đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện khi có sự cố.
Phụ tải điện: sử dụng điện năng để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho đời sống.
Mạch điều khiển tự động có cảm biến gồm những bộ phận nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Mạch điều khiển tự động có cảm biến gồm:
Nguồn điện.
Mô đun cảm biến: Cảm biến, mạch điện tử, tiếp điểm đóng, cắt.
Phụ tải điện.
Nêu vai trò của mô đun cảm biến trong mạch điều khiển.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Mô đun cảm biến gồm: Cảm biến:
Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
Mạch điện tử: Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
Tiếp điểm đóng cắt: Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
Tìm hiểu một số ứng dụng của mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến hồng ngoại trong đời sống.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Ứng dụng của mô đun cảm biến:
Mô đun cảm biến ánh sáng được sử dụng nhiều trong đời sống như bật, tắt đèn tự động chiếu sáng sân, vườn, đèn đường; đóng, mở tự động rèm cửa.
Mô đun cảm biến nhiệt độ được sử dụng nhiều trong đồ dùng điện như tủ lạnh, máy điều hòa không khí, ...
Mô đun cảm biến hồng ngoại được sử dụng rộng rãi trong đời sống như bật, tắt đèn khi có người đi lại trong hành lang, phòng khách, nhà kho, bãi đỗ xe, ...
Nêu các bước lắp ráp mạch điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Quy trình các bước:
Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ lắp ráp.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Bước 2: Lựa chọn thiết bị và dụng cụ.
Bước 3: Lắp ráp và kiểm tra mạch điều khiển.
Bước 4: Kiểm tra và thử mạch.
Nêu đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề chính trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
(Trả lời bởi Nguyễn Minh Quang)
Đặc điểm Kĩ sư điện Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện Khái niệm Kĩ sư điện là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện là những người có tay nghề có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp ráp và sửa chữa cơ khí điện. Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho Lắp đặt và sửa chữa đường dây điện. Công việc Tư vấn, thiết kế, giám sát hoạt động của hệ thống phát điện, truyền tải và phân phối điện; Chỉ định lắp đặt và ứng dụng điện trong công nghiệp, các tòa nhà, công trình. Lắp đặt, điều chỉnh, sửa chữa động cơ điện, máy phát điện, thiết bị chuyển mạch, bộ điều khiển máy công nghiệp, các bộ phận điện trong thiết bị gia dụng; Kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị điện trong đời sống, sản xuất. Lắp đặt, sửa chữa, tạo mối nối đường đây điện, cáp điện trên cao và ngầm; kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện. Môi trường làm việc Các viện nghiên cứu, công ty tư vấn thiết kế, sản xuất thiết bị điện. Nhà máy sản xuất, các công ty lắp đặt và sửa chữa điện. Các công ty truyền tải điện, công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện. Nơi đào tạo Các trường đại học kĩ thuật. Các trường dạy nghề, cao đẳng nghề. Các trường dạy nghề, cao đẳng nghề.