Phần Dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm?
Phần Dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm?
Chú ý ý nghĩa của chữ “chong đèn”.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảichong đèn: có nghĩa là đốt đèn, ở đây là đốt bàn đèn để hút thuốc phiện.
(Trả lời bởi datcoder)
Nhận biết và nêu lên một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thể loại thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Đặc điểm: Bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng
(Trả lời bởi datcoder)
Bài thơ viết về sự việc gì? Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện lên như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bài thơ viết về cảnh tượng nhà lao nơi Bác bị giam cầm ở Trung Quốc.
- Bộ máy chính quyền: ban trưởng nhà lao chuyên tổ chức đánh bạc, cảnh sát trưởng kiếm ăn, thu tiền từ việc giải người, ăn hối lộ, huyện trưởng thì hút thuốc phiện. Đó là tệ nạn xã hội.
(Trả lời bởi datcoder)
Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKết cấu của bài thơ:
- 3 dòng đầu: Nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân trong đó:
+ Câu 1: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
+ Câu 2: Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân
+ Câu 3: Nói về việc làm của huyện trưởng.
- Dòng thơ cuối: sự mỉa mai, châm biếm của tác giả về cảnh trời đất Lai Tân.
- Nhận xét về tứ thơ: chia làm hai phần: 3 câu đầu và 1 câu cuối, trong đó ba câu đầu kể sự việc, câu cuối bày tỏ đánh giá và bình luận của tác giả.
(Trả lời bởi datcoder)
Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSắc thái châm biếm, mỉa mai tập trung trong từ thái bình: tác giả bóc mẽ sự ẩn nấp của những thói hư tật xấu, tệ nạn đang diễn ra trong xã hội, lên án, đả kích thói dối trá, bản chất thối nát của chính quyền. Qua đó thể hiện tiếng nói căm phẫn và đầy khinh bỉ.
(Trả lời bởi datcoder)
Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Lai Tân
Ngắm trăng
Giống nhau
- Đều được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đều thể hiện tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng.
Khác nhau
Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép”. So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Lai Tân
Ngắm trăng
Giống nhau
- Đều là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ.
- Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người đọc rất mạnh mẽ.
Khác nhau
Chất thép được nén vào trong lời tự sự ngỡ như lời nói thường mà phải đọc kĩ mới thấy được sự châm biếng, mỉa mai của tác giả về bức tranh hiện thực của lũ quan lại thối nát và chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch.
Được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt. Chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng về ánh sáng, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân bị giam giữ về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tâm hồn.