Nhật kí đô thị hóa

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Thông tin về nhà thơ Mai Văn Phấn:

+ Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hiện sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng.

+ Ông được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong hơn 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi.

+ Ông là nhà thơ có ý thức học hỏi những nền thơ ca hiện đại đi trước, sẵn sàng thu nạp kỹ thuật của các trường phái, triết thuyết để thử nghiệm làm mới, làm khác biệt tác phẩm của mình. Thơ ông nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau; xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca truyền thống và sự cách tân hiện đại.

+ Nhà thơ Mai Văn Phấn đang hướng đến một giọng thơ Việt dựa trên thẩm mỹ quan cá nhân độc lập. 

+ Từ tập thơ đầu tay xuất bản năm 1992, đến nay (tháng 11/2023), ông đã xuất bản khoảng 16 tập thơ và 1 tập phê bình - tiểu luận tại Việt Nam; gần 30 tập thơ và tác phẩm dịch ở nước ngoài và trên mạng phát hành sách của Amazon (thơ ông dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ). Nhà thơ Mai Văn Phấn là 1 trong số rất ít nhà thơ Việt Nam được giới thiệu rộng rãi ra quốc tế.

+ Nhà thơ Mai Văn Phấn giành một số giải thưởng văn học Việt Nam và quốc tế, trong đó có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Cikada của Thụy Điển 2017. 

- Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian.

- Tỉnh Hải Dương có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Nằm trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ. Toàn tỉnh đã hình thành một số khu đô thị mới hiện đại, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Hoàn thành việc điều chỉnh địa giới hành chính và nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại I, Chí Linh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, Kinh Môn trở thành thị xã. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 32,2%

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Nhật kí đô thị hóa là ghi chép sự thay đổi cuộc sống khi quá trình đô thị hoá diễn ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “tôi” – chính là tác giả.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Những hình ảnh về “ngày thơ ấu":

+ Lỗ đáo.

+ Đôi chân cò lội nước.

+ Nơi chó đá đầu làng.

+ Bến sông.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Biện pháp tu từ được dùng trong khổ thơ này là: so sánh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ:

+ “Làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc".

+ “Ngôi nhà là chiếc đèn lồng".

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 46)

Hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (12 dòng thơ đầu): ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ.

+ Phần 2 (còn lại): thách thức của đô thị.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.

- Cảm xúc của tác giả: tiếc nuối, buồn tủi khi miêu tả dấu vết của thời gian đồng thời cho thấy tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.

- Biện pháp tu từ so sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân” 

=> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

- Em thích nhất là hình ảnh: “Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên” vì có lẽ đây là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 46)

Hướng dẫn giải

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.

- Biện pháp tu từ so sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân” 

=> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

- Em thích nhất là hình ảnh: “Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên” vì có lẽ đây là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)