Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp

Đọc hiểu 10 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Hoàn cảnh sáng tác: trong thời gian bị giam giữ tại nhà tù của Quốc dân đảng Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 11 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Những bài thơ viết từ sau năm 1941 có đặc điểm: 

+ bài thơ tuyên truyền vận động cách mạng

+ thơ trữ tình.

+ tình cảm sâu nặng của Hồ Chí Minh đối với đất nước, ca ngợi, động viên những con người kháng chiến. 

+ tâm hồn nghệ sĩ phong phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 12 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Luận điểm 1: Anh hùng dân tộc 

- Luận điểm 2: Danh nhân văn hóa kiệt xuất 

- Luận điểm 3: Sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú 

- Luận điểm 4: Phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 13 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Cách triển khai luận điểm: rõ ràng, ngắn gọn, đi đúng trọng tâm.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 14 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Tính thống nhất trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:

- Sự nghiệp sáng tác của Người chủ yếu hướng đến mục đích lớn nhất là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân 

- Nội dung các sáng tác chủ yếu tập trung vào đề tài “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” 

- Hình thức và cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, phù hợp với đối tượng, rất linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các thể loại, ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 15 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Khẳng định vị trí của Hồ Chí Minh: không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người là lãnh tụ cách mạng, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 

- Khẳng định những giá trị trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh: tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Văn bản: gồm 4 phần: 

- Phần 1: Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc.

- Phần 2: Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa kiệt xuất.

- Phần 3: Hồ Chí Minh có một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú.

- Phần 4: Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Gợi ý sơ đồ:

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

a. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thường phản ánh và gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người:

- Các tác phẩm văn học của Bác thường mang thông điệp cách mạng, tuyên truyền về tinh thần yêu nước, hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc và xã hội.

- Sự kết hợp giữa văn học và cách mạng trong sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã giúp tạo nên một hình ảnh đặc biệt của Bác trong lòng nhân dân Việt Nam và trên trường quốc tế.

- Bác sử dụng văn học như một công cụ tuyên truyền, truyền đạt ý chí cách mạng và tinh thần đoàn kết, khích lệ người dân tham gia vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho đất nước.

 b. Sự nghiệp văn học của Bác rất phong phú:

- Bao gồm các bài văn chính luận, bút kí, thơ ca, các bài báo,…

- Nội dung chính: tình yêu đất nước, ý thức cách mạng và lý tưởng cộng sản.

- Bằng cách liên kết những vấn đề xã hội, chính trị với nghệ thuật văn chương, Bác đã đạt được sự kết hợp hoàn hảo giữa sáng tạo nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn, góp phần tạo ra một di sản văn học lớn lao và bền vững.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Cánh Diều - Tập 2 - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Có thể nói như vậy vì:

- Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật: thể hiện ở đề tài, mục đích, nội dung, thể loại và cách viết rất khác nhau. 

- Tính thống nhất:

+ thể hiện ở các tác phẩm mà Bác viết chủ yếu đều hướng tới mục đích lớn nhất là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và vì hạnh phúc của nhân dân.

+ lối viết giản dị, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng, sáng tạo trong việc sử dụng các thể loại, ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật khác nhau để có hiệu quả biểu đạt cao nhất 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)