Mục đích của việc học

Chuẩn bị (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 123)

Hướng dẫn giải

- Thông tin về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn:

+ Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926 tại làng Nghiêm Thắng, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

+ Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 và tốt nghiệp tú tài Toán năm 1944. Đây là thời kỳ có các giáo sư người Pháp giảng dạy nên ông đã hấp thu được một số kiến thức tiến bộ của phương Tây.

+ Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa. Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng.

+ Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều lên dạy đại học ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc).

+ Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giảng dạy toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội.

+ Năm 1957, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) tại Đại học Lomonosov.

+ Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học. Tháng 6 năm 1963, Nguyễn Cảnh Toàn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học tại Đại học Sư phạm Quốc gia Lênin với nhan đề "Lý thuyết đối hợp bộ n". Đây là luận án Tiến sĩ Khoa học đầu tiên về khoa học cơ bản của người Việt nghiên cứu ở trong nước và sang bảo vệ tại Liên Xô.

+ Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về hình học, ông tiếp tục giảng dạy tại khoa Toán Đại học sư phạm Hà Nội và đảm nhiệm các chức vụ: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 – 1975), Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976 – 1989).

+ Năm 1994, ông nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán.

+ Ông mất ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Hà Nội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 124)

Hướng dẫn giải

- Nêu ra xu thế chung của thế giới để nhấn mạnh việc học suốt đời là chìa khóa bước vào thế kỉ XXI.

- Lấy dẫn chứng về khuyến cáo của UNESCO.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 124)

Hướng dẫn giải

Luận điểm học là phải thông hiểu được triển khai với các lí lẽ:

- Giải thích học - hiểu

- Giá trị của học - hiểu

- Học - hiểu để đi sâu vào chuyên ngành

- Mối quan hệ giữa học và hiểu

- Mục đích của học để hiểu

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Mục đích: tạo sự tin cậy, xác thực và tăng niềm tin của người đọc với bài viết vì có cùng tư tưởng với những nhà văn hóa - tư tưởng lớn trên thế giới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 4 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Đưa ra 2 luận điểm phía trên để làm cơ sở, tiền đề cho luận điểm thứ 3.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 5 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận chứng minh với những cụm từ liên kết như “chẳng những - mà còn”, “vừa…vừa” để nhấn mạnh tác dụng của việc học để hợp tác, cùng chung sống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 6 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Điểm chung là tác giả đều đưa ra lí lẽ để giải thích, sau đó nêu những ý nghĩa, giá trị của mỗi việc học.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

- Bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập.

- Vấn đề nghị luận là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Luận điểm

Lí lẽ, bằng chứng

Nhận xét

Học để hiểu

 

- là đi sâu nắm bắt bản chất; khai thác, phân tích; tư duy

- là cách học khoa học, tự nghiên cứu, tạo cho mình năng lực tự học

- mối quan hệ giữa học và hiểu

- Hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng và được liên kết chặt chẽ với nhau

- Các lí lẽ và dẫn chứng được trình bày theo kết cấu khá giống nhau ở mỗi luận điểm tạo sự logic, nhất quán

- Bằng chứng đưa ra thuyết phục, xác đáng, tạo được niềm tin cho người đọc

 

Học để làm

 

 

 

- Các quan điểm của Hồ Chí Minh, Kant, Piaget

- Cần có năng lực xử lí tình huống mới

- Mối quan hệ giữa học và làm

Học để hợp tác, cùng chung sống

- cần hiểu bản thân và người khác

- ý nghĩa

- Mối quan hệ giữa học và hợp tác

Học để

làm người

 

 

- giải thích

- khám phá ra bản thân, vượt qua chính mình

- kết quả: tạo ra con người tự chủ, sáng tạo…

 
(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Tác giả sắp xếp các luận điểm theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn. Không nên thay đổi thứ tự đó vì phải bắt đầu tuần tự từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)