Một thời đại trong thi ca

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Em đã từng băn khoăn khi phân biệt cái mới với cái cũ. Cái mới là những thứ hiện đại, mới mẻ, được sử dụng nhiều trong cuộc sống; cái mới thường được xây dựng và phát triển trên nền tảng của cái cũ. Còn cái cũ là những thứ ở quá khứ, thường được lưu giữ làm kỉ niệm.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85)

Hướng dẫn giải

* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

* So sánh:

- Về nội dung:

Thơ trung đại:

+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng

+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người

+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa

+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp

+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.

Thơ hiện đại:

+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân

+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp

+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại

+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.

- Về hình thức:

Thơ trung đại:

+ Tính quy phạm chặt chẽ

+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt

+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều

+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…

Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

Thơ hiện đại:

+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp

+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do

Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

Vấn đề được nêu để bàn luận: “Đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra và Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

Tiêu chí để phân biệt thơ mới – thơ cũ là dựa vào đại thể.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

- Luận điểm: Cái tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ.

- Lí lẽ: Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.

⇒ Đặt vấn đề rõ, gọn. Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

- Cái “tôi” xuất hiện bỡ ngỡ vì mang quan niệm cá nhân. “Khi cái “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một minh!”

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

- Ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá.

- Tâm hồn của thi nhân chỉ vừa thu xong khuôn khổ chữ “tôi”.

- Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.

- Làm cho thơ Việt Nam buồn và xôn xao, cùng lòng tự tôn, ta mất luân cả cái bình yên thời trước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

“Cái tôi” đem lại cho ta nhiều giá trị mới. Nó thể hiện sự cách tân của thơ vì cuộc đời và lẽ sống. “Cái tôi” trong Thơ mới xuất hiện gắn liền với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới. Các nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất không lặp lại.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 85-89)

Hướng dẫn giải

Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.

⇒ Một cách viết văn nghị luận văn chương dễ hiểu mà rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)