Luyện tập chung trang 14

Bài 1.12 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{123}}{7} = \frac{{123.4}}{{7.4}} = \frac{{492}}{{28}}\\17,75 = \frac{{1775}}{{100}} = \frac{{71}}{4} = \frac{{71.7}}{{4.7}} = \frac{{497}}{{28}}\end{array}\)

Vì 492 < 497 nên \(\frac{{492}}{{28}} < \frac{{497}}{{28}}\) hay \(\frac{{123}}{7} < 17,75\)

b) Ta có:

\(\begin{array}{l} - \frac{{65}}{9} = \frac{{( - 65).8}}{{9.8}} = \frac{{ - 520}}{{72}}\\ - 7,125 = \frac{{ - 7125}}{{1000}} = \frac{{ - 57}}{8} = \frac{{ - 57.9}}{{8.9}} = \frac{{ - 513}}{{72}}\end{array}\)

Vì 520 > 513 nên -520 < -513. Do đó, \(\frac{{ - 520}}{{72}} < \frac{{ - 513}}{{72}}\) hay \( - \frac{{65}}{9}\) < -7,125

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.13 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Điểm đông đặc của Krypton là: -156,6 \(^\circ \)C

Vì -272,2 < -248,67 < -189,2 < -156,6 nên các khí hiếm có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton là: Argon, Neon, Helium.

b) Điểm sôi của Argon là: -185,7 \(^\circ \)C

Vì -61,8 > -107,1 > -152,3 > -185,7 nên các khí hiếm nào có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là:

Radon, Xenon, Krypton.

c) Vì -272,2 < -248,67 < -189,2 < -156,6 < -111,9 < -71,0.

Các khí hiếm theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon, Radon.

d) Vì -61,8 > -107,1 > -152,3 > -185,7 > -245,72 > -268,6.

Các khí hiếm theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon, Helium.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.14 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 15)

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ tại thành phố Lào Cai cao hơn nhiệt độ tại thị xã Sa Pa là:

9,6 – (-0,7) = 9,6 + 0,7 = 10,3 \(^\circ \)C

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.15 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 15)

Hướng dẫn giải

Theo quy luật bài cho, ta được:

a = 0,01 . (-10) = -0,1

b = (-10) . 10 = -100

c = 10 . (-0,01) = -0,1

d = a.b = (-0,1) . (-100) = 10

e = b.c = (-100) . (-0,1) = 10

f = d.e = 10 . 10 = 100

Như vậy:

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 1.16 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 15)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l}a)A = (2 - \frac{1}{2} - \frac{1}{8}):(1 - \frac{3}{2} - \frac{3}{4})\\ = (\frac{{16}}{8} - \frac{4}{8} - \frac{1}{8}):(\frac{4}{4} - \frac{6}{4} - \frac{3}{4})\\ = \frac{{11}}{8}:\frac{{ - 5}}{4}\\ = \frac{{11}}{8}.\frac{4}{{ - 5}}\\ = \frac{{ - 11}}{{10}}\\b)B = 5 - \frac{{1 + \frac{1}{3}}}{{1 - \frac{1}{3}}}\\ = 5 - \frac{{\frac{3}{3} + \frac{1}{3}}}{{\frac{3}{3} - \frac{1}{3}}}\\ = 5 - \frac{{\frac{4}{3}}}{{\frac{2}{3}}}\\ = 5 - \frac{4}{3}:\frac{2}{3}\\ = 5 - \frac{4}{3}.\frac{3}{2}\\ = 5 - 2\\ = 3\end{array}\)

Chú ý:

Khi thực hiện phép cộng hai phân số, nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.17 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 15)

Hướng dẫn giải

\(\begin{array}{l}1,2.\frac{{15}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 85}}{8} - 1,2.5\frac{3}{4} - \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 71}}{8}\\ =(1,2.\frac{{15}}{4} - 1,2.5\frac{3}{4}) +( \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 85}}{8}- \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 71}}{8}) \\= \frac{{12}}{{10}}.\frac{{15}}{4} - \frac{{12}}{{10}}.\frac{{23}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 85}}{8} - \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 71}}{8}\\ = \frac{6}{5}.\frac{{15}}{4} - \frac{6}{5}.\frac{{23}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 85}}{8} + \frac{{16}}{7}.\frac{{71}}{8}\\ = \frac{6}{5}.(\frac{{15}}{4} - \frac{{23}}{4}) + \frac{{16}}{7}.(\frac{{ - 85}}{8} + \frac{{71}}{8})\\ = \frac{6}{5}.\frac{{ - 8}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ - 14}}{8}\\ = \frac{6}{5}.( - 2) + ( - 4)\\ = \frac{{ - 12}}{5} + \frac{{ - 20}}{5}\\ = \frac{{ - 32}}{5}\end{array}\)

Chú ý: Nếu phân số chưa tối giản, ta nên tối giản phân số trước để việc tính toán được thuận tiện hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)