Lão Hạc (Nam Cao)

Khởi động (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Đói nghèo cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp,... gây hậu quả và tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ dễ bị tha hoá và trở thành kẻ lưu manh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 31)

Hướng dẫn giải

Nhìn từ nhân vật “tôi", tức là ông giáo.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 33)

Hướng dẫn giải

Nhân vật ông giáo.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 34)

Hướng dẫn giải

- Là người thương con vô bờ bến

- Quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho thằng con trai. Ông mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con trai của mình

- Hằng ngày vẫn mong mỏi đứa con nơi phương xa

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 35)

Hướng dẫn giải

+ Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn

+ Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nổi nỗi đau

 + Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. 

→ Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì mới bị dày vò lương tâm đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con cho như vậy.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 37)

Hướng dẫn giải

Nhân vật “tôi".

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 38)

Hướng dẫn giải

Suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc phù hợp bởi ai rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, họ có thể sẽ làm những việc trái với lương tâm của mình.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

Truyện ngắn của nhà văn Nam Cao là câu chuyện kể về lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn có vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí nên đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su trong miền Nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để dành cho con trai của lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng, lại cộng thêm một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm cho con trai đã mang ra dùng gần hết. Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão coi như người bạn trung thành nhất. Nhưng cũng vì muốn dành tiền cho con trai mà lão đã quyết định bán con chó đi. Quyết định này đã dằn vặt lão rất nhiều. Thế rồi, lão quyết định chọn chết bằng bả chó - một cái chết đau đớn và dữ dội. Lão cũng tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến bà con hàng xóm. Lão chọn cái chết ấy để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể đó là cách để lão giải thoát cho bản thân mình sau khoảng thời gian sống cùng cực, đau khổ. Câu chuyện được kể lại qua lời kể của ông giáo - người chứng kiến mọi sự khổ đau của lão Hạc và dường như trong nhân vật này, người đọc cũng có thể thấy hiện lên chính giọng kể của tác giả.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

a. Lão Hạc là hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Dù trong hoàn cảnh nghèo khó, ông vẫn giữ được phẩm chất của một người nông dân chất phát và hiền lành.

b. - Một lão nông già yếu, cô đơn → tình cảnh bi đát 

- Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.

→ Dù hoàn cảnh sống có khốn cùng đến đâu, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp, cốt cách sáng ngời

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 39)

Hướng dẫn giải

- Kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ ông giáo. 

→ Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)