Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” thể hiện sự thối nát của phủ chúa Trịnh và miêu tả sự nổi loạn của đám kiêu binh khi căm ghét và khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy.
Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” thể hiện sự thối nát của phủ chúa Trịnh và miêu tả sự nổi loạn của đám kiêu binh khi căm ghét và khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy.
- Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng phần đọc hiểu.
- Đọc kĩ một số lưu ý trước khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn.
- Đọc nội dung đoạn giới thiệu để hiểu rõ bối cảnh của đoạn trích.
Câu 1 (trang 36, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Người kể chuyện là ai?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiNgười kể chuyện là tác giả.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 2 (trang 36, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiLời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:
- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 3 (trang 37, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐộng cơ và thái độ đầu bếp Dự Vũ và gia thần Gia Thọ đều căm ghét quận Huy và phe phái như kẻ thù của chúng. Chính vì vậy trong của lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 4 (trang 37, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 5 (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý lời nói, thái độ và hành động của Quận Huy.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Lời nói của Quận Huy khi biết tin mình sắp gặp tai họa không có vẻ lo sợ mà vẫn rất thản nhiên và tuyên bố khá mạnh mẽ: “Ngày mai có biến, tôi sẽ chết. Nhưng tôi chết cũng phải có dăm ba mạng đi theo”.
- Khi được người nhà đưa ra các lời khuyên rằng nên bế tân chúa đi trốn, rồi gọi quân bên ngoài vào bắt bọn gian; khuyên nên đưa nghĩa sĩ vào trong phủ để tự vệ, ..., Quận Huy luôn chối bỏ.
- Thái độ và hành động không hề có chút đề phòng (Dẫn chứng: “Đêm ấy, Quận Huy ngủ ở trong phủ, cũng chỉ đem theo vài người hầu như mọi ngày, không hề phòng bị gì hết”).
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhí thế của kiêu binh:
- Quân lính khi nghe thấy tiếng trống thì nhảy nhót hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ.
- Khi các cửa đã đóng, quân lính bên ngoài đừng hò reo, quát tháo long trời lở đất.
=> Khí thế của các kiêu binh khá mạnh mẽ, hào hứng, có chút hơi náo loạn và thiếu tính tổ chức.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 7 (trang 39, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tình huống: đám kiêu binh dọa rằng nếu không mở cửa, họ sẽ chèo vào và xác Quận Châu sẽ nát như cám.
- Hành động và thái độ của Quận Châu:
+ Lúc đầu, Quận Châu đứng ở phía trái trong cửa các, lên tiếng “dụ” binh lính, nhắc nhở binh linh phải lễ phép vì có quan tài của Trịnh Sâm chưa được an tang ở đây.
+ Lúc sau vì quá run sợ trước khí thế của binh lính, Quận Châu phải mở cửa cho binh lính xông vào.
=> Hành động và thái độ của Quận Châu khá nhu nhược, hèn nhát.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu 8 (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững hình ảnh so sánh trong lời kể:
- “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về tư thế nâng thế tử.
- “Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự đông đúc, trí tò mò của mọi người khi muốn xem mặt chúa.
(Trả lời bởi Thanh An)