Tìm đọc một số đoạn văn bản tùy bút, tản văn, truyện kí trong sách, báo hoặc internet. Khi đọc, cần lưu ý: tóm tắt nội dung văn bản, ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú hoặc băn khoăn, chưa hiểu,... của bản thân về những văn bản đó.
Tìm đọc một số đoạn văn bản tùy bút, tản văn, truyện kí trong sách, báo hoặc internet. Khi đọc, cần lưu ý: tóm tắt nội dung văn bản, ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú hoặc băn khoăn, chưa hiểu,... của bản thân về những văn bản đó.
Hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBài viết tham khảo: Thực trạng về tự ti và tự phụ của giới trẻ Việt Nam
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti và tự phụ ở một bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn. Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Mở đầu:
Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập, thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy. Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn. Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1 Khái niệm tự ti và tự phụ
- "Tự ti": Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.
- "Tự phụ": Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất
a. Thực trạng
- 130 bạn trong độ tuổi 16-17 cho đến 6,4% sống khép kín, tự ti và mặc cảm; 2,0% có tính tự phụ.
b. Biểu hiện
Tự ti:
- Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.
- Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.
- Thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm.
- Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)
Tự phụ:
- Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
- Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
- Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh "ngôi sao". (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
c. Đề xuất
- Có những giải pháp khắc phục tâm lí.
- Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, đặt mục tiêu cho bản thân
- …
3. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)