1.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nêu nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn.
2.Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu?So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn Đọc thêm (dưới đây) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của Cầu Long Biên.
3. Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a/ Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b/ Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên?
c/ So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích ở câu 2. Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
( Gợi ý: so sánh về ngôi kể, về phương thức biểu đạt, về cách sử dụng từ ngữ…)
4. Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
a/ Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên- Chứng hân lịch sử? Có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt nhưng sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
b/ Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây:
Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
-Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?