1. Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.
1. Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.
2. Em thích đọc sách loại nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiEm thích đọc nhất là thể loại truyện ngắn
Sách là kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại, khi đọc một cuốn sách ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Như khi em đọc các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam 1930 -1945 em đã có thể hiểu biết thêm về khung cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng như là sự khốn khổ của người nông dân trong xã hội xưa. Từ đó em đã hình thành được nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử dân tộc cũng như thái độ cảm thông, thương xót cho số phận những con người lầm than.
(Trả lời bởi Thanh An)
Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu chuyện chỉ là một truyện rất huyền bí, chưa xác minh được sự thật nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi mà câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện đã trở thành một câu nói khẩu hiệu hiện nay. Và lời nói trong câu chuyện đó cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong vấn đề nghị luận.
(Trả lời bởi Thanh An)
Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐể chứng minh có vai trò của việc đọc sách trong thế giới hiện đại thì tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục:
- Lí lẽ: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần
- Bằng chứng: Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.
(Trả lời bởi Thanh An)
Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo tác giả thì để khắc phục được tình trạng trên thì mỗi người cần phải có đầy đủ 2 phương diện: sách và người đọc. Người đọc cần có ý thức hơn nữa trong học tập, và sách cũng phải chất lượng để phù hợp với nhu cầu của bạn đọc.
(Trả lời bởi Thanh An)
Cách kết văn bản có gì độc đáo?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVăn bản đã kết thúc bằng một câu nói với ngụ ý khuyên bảo mọi người về việc nên đọc sách. Cái kết của văn bản còn có điều độc đáo đó là kết thúc bằng một câu tiếng anh (kết hợp một câu tuyên truyền.
(Trả lời bởi Thanh An)
1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.
- Dựa vào nhan đề và nội dung được triển khai trong văn bản, em biết được điều đó.
(Trả lời bởi Thanh An)
2. Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong văn bản tác giả đã trình bày rất nhiều ý kiến khác nhau:
- Đoạn 1 (từ Tương truyền đến thời trung đại): Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh
- Đoạn 2 (từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra): Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người
- Đoạn 3 (từ “Em hãy cầm lấy và đọc” đến một cuốn sách hay): Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta
- Đoạn 4,5,6 (từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kiu-dơ đã nói): Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách
- Đoạn 7 (từ Thời nay, với sự xuất hiên đến những giá trị tinh thần): Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách
- Đoạn 8 (từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích): Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc
- Đoạn 9, 10 (còn lại): Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách
(Trả lời bởi Thanh An)
3. Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc":
"Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.".
- Em đồng ý với cách lí giải đó. Vì hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động từ chủ thể của hành động. "Đọc" là một quá trình tiếp nhận kiến thức và tư duy của chủ thể đọc, không phải là sự bị động, nói và nghĩ theo cách của người khác.
(Trả lời bởi Thanh An)
4. Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...).
- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...
(Trả lời bởi Thanh An)