Đối tượng và những khó khăn của hài kịch (Mô-li-e)

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 143)

Hướng dẫn giải

- Đối tượng: những vấn đề, phong tục, tập quán và nếp sống có xu hướng tiêu cực của một xã hội

- Khó khăn: 

+ Đề cập thích đáng đến cái lố bịch của thiên hạ và đưa lên sân khấu một cách thoải mái các thói hư tật xấu của tất cả mọi người.

+ Miêu tả những con người, thì cần phải miêu tả theo tự nhiên. Người ta đòi hỏi những chân dung đó phải giống, và bà chẳng thành công nếu không làm cho người ta nhận ra ở đấy những con người trong thời đại chính mình.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 143)

Hướng dẫn giải

Gây cười cho những người tử tế không phải là chuyện dễ dàng vì đòi hỏi sự tinh tế và độ nhạy bén trong việc hiểu và đáp ứng tinh thần của họ. Người tử tế thường có khẩu vị hài hước cao, và họ đánh giá cao sự thông minh, tinh tế trong việc tạo ra nụ cười, thay vì những lời nói vô bổ hoặc khiêu khích. Điều này tạo ra một thách thức trong việc gây cười cho họ, và đòi hỏi người tạo ra hài hước phải sử dụng sự hiểu biết và khéo léo để tạo ra tính gây cười.  

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 143)

Hướng dẫn giải

Cái hay, cái đẹp của một vở hài kịch có thể rút từ thông điệp từ chính vở đó.

Từ vở kịch “Bệnh sĩ" của Lưu Quang Vũ, ta nhận ra thông điệp: "Tại sao không yêu quý những điều thật thà, mà lại ưa những thứ giả dối" chính là thông điệp khiến vở diễn với bối cảnh xã hội hoàn toàn xưa cũ vẫn giữ được giá trị trong đời sống ngày nay. Ngoài ra, các nhân vật trong kịch của ông đều không có người xấu, ý nghĩa kịch luôn mang thông điệp về sự trung thực, đạo đức, nhân cách, điều cao đẹp ở đời.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)