Đọc: Trở gió

Câu 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 46)

Hướng dẫn giải

Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chương, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người: hơi thở gió rất gần; âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không; mừng húm; hừng hực; dạt dào; cồn cào; nồng nhiệt; dịu dàng…

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 46)

Hướng dẫn giải

- Những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về: đón gió chướng với tâm trạng vừa mừng vừa bực.

+ Mừng vì mong ngóng và gió đã về.

+ Bực vì phải chờ đợi; vì mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được.

- Lí do khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

 

+ Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại: vì sẽ được sắm quần áo, dép mới.

+ Háo hức vì gió chướng với nhân vật "tôi" là gió Tết.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 46)

Hướng dẫn giải

- Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” là bởi khi gió chướng về:

+ là lúc lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

+ mía già, ngọt nước và trĩu, cầm khúc mía trên tay nghe nặng trịch.

+ vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng.

+ dưa hấu chín.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 46)

Hướng dẫn giải

Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh những người nông dân làm lụng vất vả mới có những sản phẩm Tết để bán ở siêu thị như dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét,... Câu văn cũng cho thấy sẽ ít người biết được tâm trạng của những người nông dân, của nhân vật "tôi" - một đứa bấp bỏm văn chương về một mùa gió.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 46)

Hướng dẫn giải
 

Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)