Đọc: Sự tích Hồ Gươm

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 22)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 23)

Hướng dẫn giải

Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đang lâm nguy khi giặc Minh đặt ách đô hộ, chúng coi dân ta như cỏ rác, nghĩa quân Lam Sơn lúc đó thế lực còn non yếu nên nhièu lần bị thua. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm nhưng sẽ không phải theo cách dễ dàng, trao sẵn mà sẽ là quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 24)

Hướng dẫn giải

 Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra”  rằng cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, đất nước đã được yên bình, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả; thanh gươm cũng tương trưng cho sự giúp sức của thế hệ cha ông, tổ tiên với đất nước ta để chiến thắng được kể thù xâm lược.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 24)

Hướng dẫn giải

– Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi.

– Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là  truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 24)

Hướng dẫn giải
Sự việcThời gianKhông gian
Cho mượn gươm thầnKhi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thuaTìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núi
Đòi lại gươm thânSau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vuaHồ Tả Vọng
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:

– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.

– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

– Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25)

Hướng dẫn giải

 Theo em, ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Thông qua việc  Lê Lợi trả gươm thần, còn thể hiện ý nghĩa:

– Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới.

– Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Chiến tranh kết thúc, thanh gươm được trả lại và cả dân tộc xây dựng đất nước trong hoà bình, yên ấm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25)

Hướng dẫn giải

– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ

– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

“Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ”

 

  (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Sự tích Hồ Gươm (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 25)

Hướng dẫn giải

Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:

– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa …)

– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm …)

–  Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)

– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)