Đọc: Sang Thu (Hữu Thỉnh)

Câu hỏi (Chuẩn bị đọc) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 15)

Hướng dẫn giải

 Thời khắc giao mùa là thời khắc vô cùng đặc biệt, nó thường diễn ra khi những biến đổi của đất trời, của thời tiết. Là khoảnh khắc giúp tôi nhận ra thế giới xung quanh mình thật sống động biết bao.

- Trong thời khắc đặc biệt ấy, em cảm thấy vô cùng xúc động; không chỉ cảm nhận được sự kì diệu của tự nhiên với những chuyển biến, tsự hay đổi tinh tế của vạn vật mà còn cảm nhận rõ được sự rung động của tâm hồn mình khi được trải nghiệm thời khắc đó.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (Trải nghiệm cùng văn bản) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" là hình ảnh đặc sắc thể hiện thời điểm giao mùa thu và mùa hạ. Có thể thấy được sự bịn rịn, lưu luyến của cảnh sắc và đám mấy đầy tâm trạng. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (Trải nghiệm cùng văn bản) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần đều diễn tả cảm giác, trạng thái, thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế nhưng cũng đầy sự ngập ngừng, chầm chậm, như muốn níu giữ thời gian vào khoảnh khắc giao mùa.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Câu hỏi 2 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải
Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu đã được thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh và câu thơ:

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Đám mây như chiếc cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Hàm chứa trong đó nhiều sự lưu luyến, bịn rịn, đồng thời mang đầy tâm trạng của thi nhân.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

- Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên:

+ Hương ổi… Phả vào trong gió se

+ Sương chùng chình qua ngõ

+ Sông dềnh dàng

+ Chim vội vã

+ Đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình…

→ Đây đều là những hình ảnh miêu tả những chuyển động hết sức mơ hồ của thiên nhiên, tất cả đều chưa có gì rõ rệt mà đậm nét. Và cũng chính vì thế mà cho thấy tâm hồn vô cùng tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ: một tâm hồn yêu thiên nhiên, hoà nhập cùng thiên nhiên.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

- Ngắt nhịp: Nhịp thơ linh hoạt 3/2, 2/3

- Gieo vần: Gieo vần chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) trong mỗi khổ tạo sự liền mạch của cảm xúc.

=> Tác dụng:  tạo sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ và tạo nhạc điệu cho bài thơ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

- Chủ đề: Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày cuối hạ sang thu giữa thời khói lửa.

- Thông điệp: Thời gian chảy trôi, cùng với sự thay đổi của thời cuộc, con người cũng sẽ trưởng thành, không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi trẻ. Chúng ta sẽ biết lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

Không phù hợp. Vì nhan đề bài thơ Sang thu thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời. Nếu chuyển thành Thu hay Mùa thu thì sẽ đánh mất nét nghĩa này, không thể hiện được nội dung của bài thơ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (Suy ngẫm và phản hồi) (SGK Ngữ văn 7 tập 1 - Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn giải

- Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh:

+ Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.

+ Nhà thơ có những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời. Phải chăng có sợi tơ duyên đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang vào thu. Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.

- Qua bài thơ chúng ta học được từ tác giả Hữu Thỉnh rất nhiều bài học bổ ích khi quan sát, cảm nhận thiên nhiên. Đầu tiên, chúng ta phải có tấm lòng say mê với vạn vật, một tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu sắc. Chúng ta hãy quan sát từng sự vật, hiện tượng thiên nhiên bằng nhiều giác quan và góc độ khác nhau, không nên bó hẹp vào những góc nhất định mà hãy mở rộng tầm mắt để cảm nhận được nhiều vẻ đẹp hơn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)