Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang)

Hướng dẫn giải

Học sinh thường yêu thích, trông đợi mùa hè vì khi ấy học sinh được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và được giải trí bằng những ngày đi chơi của mình.

Vẻ đẹp của thiên nhiên:

+ Trong hè, cái nắng dù khá oi bức nhưng lại giúp cho con người ta khỏe mạnh và tràn trề sức sống hơn.

+ Thiên nhiên mang lại những khí trời se lạnh, khí trời mát mẻ,.. vào đất trời giúp con người nhận ra thêm những vẻ đẹp quy luật của tự nhiên.

(Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm)
Thảo luận (2)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 113)

Hướng dẫn giải

 Từ ngữ xuất hiện ở đoạn văn bản trước là bồ các (cũng gọi là ác là)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 114)

Hướng dẫn giải

Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 114)

Hướng dẫn giải

- Giống nhau: cảm nhận của em cũng giống với nhân vật tôi, mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ.

- Khác nhau: nhân vật tôi so với em có sự am hiểu sâu sắc hơn em từ tự quan sát tự nhiên và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 115)

Hướng dẫn giải

Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, ngôi thứ nhất.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 115)

Hướng dẫn giải

Một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:

Kia kìa! Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con… Khi tiến nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.

Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo/ Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người” “Chè cheo chét” Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!…..

Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho việc thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 115)

Hướng dẫn giải

Một số âm thanh: tiếng kêu của các loài chim “các… các”, “bịm bịp”, “chéc chéc”, tiếng con gà mái “cực cực”, con vịt bầu “mặc mặc”.

Hình ảnh:

– Ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.

– Con diều hâu lao xuống như mũi tên, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

– Chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.

– Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi để dỗ gà mái.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 115)

Hướng dẫn giải

 Chủ đề văn bản: thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 115)

Hướng dẫn giải

Những cảm xúc:

- Tình yêu thương nồng đậm, sâu sắc với mùa hè.

- Niềm khát khao cháy bỏng về một mùa hè ở làng quê.

- Tình cảm rạo rực với thiên nhiên, với ngoại cảnh của tác giả trong mùa hè.

(Trả lời bởi Đỗ Tuệ Lâm)
Thảo luận (1)

Đọc: Lao xao ngày hè (Duy Khán) (SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 116)

Hướng dẫn giải

Bài văn đã đem đến cho em những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim. Bằng khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ, hiểu biết về các loài chim, tác giả đã miêu tả thế giới các loài chim vô cùng sinh động, chúng liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Qua đó, em cảm thấy yêu mến thế giới tự nhiên quanh mình.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)