Đọc hiểu văn bản: Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ)

Câu hỏi giữa bài 5 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Con tàu gặp những vật cản - bầy bạch tuộc

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 6 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Từ giáp chiến xuất hiện trong câu văn: "Vâng, thưa nhà tự nhiên học, giờ đây chúng ta sắp giáp chiến với chúng".

Nghĩa của từ “giáp chiến” tương đương với giáp trận: giáp là tiếp giáp, nối liền, chiến là đánh, vậy giáp chiến có nghĩa là đánh nhau gần, hai bên đánh giáp mặt nhau, lại gần nhau mà đánh.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi giữa bài 7 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 63)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hành động của các nhân vật:

- Nét: cầm dao nhọn, xông đến, phóng lao nhọn, phóng mũi lao vào kẻ thù.

Nét cầm lấy dao nhọn

- Tôi và Công - xây: cầm rìu, lao tới.

...còn tôi và Công - xây thì dùng rìu

- Nê - mô: lấy rìu chặt phăng cái vòi, chặt đứt luôn cái vòi, lao tới.

Thuyền trưởng Nê-mô lấy rìu chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp đó khiến nó lặn xuống

Nê-mô xông đến chặt đứt luôn cái vòi.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 8 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi giữa bài 9 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Mắt Nê-mô ứa lệ vì một con bạch tuộc đã dùng vòi quấn chặt lấy một thủy thủ. Sau khi chỉ còn một chiếc vòi quấn chặt lấy thủy thủ ấy, nó đã lặn xuống biển sâu. Người thủy thủ đã vĩnh viễn ra đi.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 1 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

-  Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện chiến đấu của những người trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc.

- Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, trong gang tấc anh đã được Nê-mô giải cứ

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 2 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc:

- Bạch tuộc có đuôi và đuôi có thể mọc lại.

-  Khối thịt của bạch tuộc nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.

- Mực đen của bạch tuộc không gây hại cho con người.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 3 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Những chi tiết nào trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học: Đi biển bằng tàu ngầm; Đèn trên boong tàu phát sáng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 4 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Mọi người dùng rìu và dao nhọn để chiến đấu với bạch tuộc.

- Khi một thủy thủ bị bạch tuộc quấn, mọi người đã lao vào chặt các vòi của nó.

- Nê-mô cứu thoát Nét Len trong gang tấc. Giáo sư A-rôn-nác cũng lao vào cứu Nét Len.

- Nê-mô ứa lệ khi thủy thủ bị bạch tuộc quấn mãi mãi ở dưới lòng đại dương.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 5 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật giáo sư A-rôn-nác.

-  Miêu tả chân dung nhân vật này: Trong tưởng tượng của em, giáo sư A-rôn-nác là một người uyên bác. Ông có một bộ râu quai nón cùng mái tóc xoăn đẹp đẽ. Người ông hơi mập mạp. Ông đeo kính, hay đọc sách, ghi chép những điều mình suy nghĩ và khám phá được. Ông cũng rất thân thiện, cởi mở với mọi người. Dựa vào hiểu biết của mình, ông đã giảng giải nhiều kiến thức cho người khác.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)