Đọc: Gặp lá cơm nếp

Trước khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 43)

Hướng dẫn giải
 

Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 43)

Hướng dẫn giải
 

Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Đối với em, món xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Đối với em, xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 43)

Hướng dẫn giải
 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng.

- Gieo vần: vần liền (chữ cuối của hai dòng kế tiếp vần với nhau).

VD: 

Mẹ ở đâu chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

=> Chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ ba.

- Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Trong khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 43)

Hướng dẫn giải
 

Trong kí ức của người con, người mẹ hiện lên với hình ảnh hiền từ, đảm đang, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 43)

Hướng dẫn giải

Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: là sự nhớ thương, yêu quý và trân trọng “mùi vị quê hương/con quên làm sao được/chia đều nỗi nhớ thương”.

=> Tình cảm của người con sẻ đều cho hai phần cuộc sống: mẹ và đất nước, hai tình yêu lớn, bất diệt con luôn mang trong tim.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 44)

Hướng dẫn giải

Tiêu chí

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

 

 

Số tiếng

5 tiếng4 tiếng

Cách gieo vần

vần liền (chữ cuối của hai dòng kế tiếp vần với nhau).vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).

Nhịp thơ

nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu.nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu.

Chia khổ thơ

Mỗi khổ có 4 câu thơ, có trường hợp đặc biệt có khổ chỉ 2 câu và 3 câu. Cách chia này nhằm tạo điểm nhấn và sự suy tư cho văn bản.

 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 44)

Hướng dẫn giải
 

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Tình cờ ngửi thấy mùi xôi và hương khói bếp.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 44)

Hướng dẫn giải

– Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương và lòng thương mẹ, thương quê hương đất nước.

– Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” là bởi đó là mùi vị quen thuộc với người con, là mùi vị quê hương thường trực trong trái tim. Lá cơm nếp như chất xúc tác, khi gặp là bùng cháy lên nỗi nhớ và tình yêu mẹ, yêu quê hương.

 

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 4 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 44)

Hướng dẫn giải

Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 44)

Hướng dẫn giải

Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân…

=> Bài thơ ngắn, toàn bà chỉ có bốn khổ, tổng cộng mười bốn dòng, trong đó ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. Mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vấn chân biến hóa. Những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi ngợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và mẹ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)