Đất rừng phương Nam

Trước khi đọc 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

Trong tiềm thức của tôi, tôi nghĩ Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ sẽ là một vùng đất hoang sơ, trù phú, nhiều cây cối và sông nước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 63)

Hướng dẫn giải

Dưạ vào nhan đề “Đất rừng phương Nam”, tôi nghĩ văn bản sẽ đề cập đến vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống con người ở nơi đây.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64-67)

Hướng dẫn giải

- Theo tôi hiểu: "Ăn ong" là đi thu mật ong.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64-67)

Hướng dẫn giải

- Lời thoại của An và Cò

+ “Chim đẹp quá, Cò ơi!”

+ “Thứ chim cỏ này mà đẹp gì!”

+ Ở đây, chim nhiều quá. Bữa nào tụi mình đi bắn một bữa đi”

+ “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết…”

=> Qua lời thoại đã phần nào bộc lộ nét tính cách của hai nhân vật An và Cò:

+ An: Tinh tế, thấu hiểu, để ý quan sát mọi sự vật.

+ Cò: Tính tình đơn giản, tốt bụng, biết yêu thương quan tâm tới mọi người.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64-67)

Hướng dẫn giải

- Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64-67)

Hướng dẫn giải

- Tía nuôi khuyên An "không nên giết ong" vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên, đồng thời ông cũng đã có biện pháp đơn giản để đuổi ong đi.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 64-67)

Hướng dẫn giải

- Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng cho thấy không có nơi nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

Buổi sáng hôm ấy, tía nuôi đã dẫn Cò và An đi vào rừng lấy mật. Cậu bé An rất háo hức vì đây là lần đầu tiên cậu “mục sở thị” cảnh “ăn ong” đã được nghe kể. Trong lúc đi vào rừng, ngoài việc nhìn ngắm cánh rừng, Cò đã chỉ vẽ cho An nhiều kinh nghiệm đi rừng như quan sát, phát hiện đàn ong; như đàn chim nhiều loại rất đẹp và đa dạng,... An đã qua sát cách lấy mật của tía nuôi thông qua câu chuyện gác kèo ong mà má nuôi đã kể cho An từ trước, Gần cuối buổi đi lấy mật, Cò bị ong đốt. Tiá nuôi đã đuổi ong bằng một cách thức rất hiền hoà chứ không giết đàn ong. Ba cha con ra về sau khi đã lấy đầy hai đùi mật ong.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

- Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật: An, thằng Cò, tía và má nuôi.

- Các điểm nhìn hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau, tạo cái nhìn toàn diện từ nhiều đối tượng, cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam.

- Theo em, điểm nhìn của An là quan trọng nhất. Vì ở đoạn trích này, An là người kể chuyện, cũng là người khách quan nhất trong câu chuyện bày tỏ suy nghĩ, hình dung của mình về mảnh đất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

- Lời đối thoại giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.

- Thể hiện màu sắc Nam Bộ chân thật trong tác phẩm

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)