Củng cố, mở rộng trang 97

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 97)

Hướng dẫn giải
 

Cầu hiền chiếu

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca.

Luận đề

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ

Tinh thần của Thơ mới

Luận điểm

- Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Lời bố cáo

- Thực trạng cuộc sống người da đen.

- Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

- Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới.

- Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới.

- Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.

Các yếu tố bổ trợ

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự…

- Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ.

- Từ ngữ giàu sức gợi.

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự…

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ

- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những yếu tố:

- Sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự chính xác, tinh tế của lời văn;

- Kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứng một cách phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả.

- Kĩ năng trích dẫn dẫn chứng: yêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu; có sự xác thực và sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính, không gian từ xa đến gần.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.

- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.

- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 97)

Câu 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 97)

Hướng dẫn giải

Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh

- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.

- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.

- Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)