Củng cố, mở rộng bài 5

Câu 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 139)

Hướng dẫn giải

 Văn bản

 

 Nguồn gốc đề tài

  Xung đột

 Phẩm chất của nhân vật chính

 Hành động chính trong đoạn trích

 Tính chất lời thoại

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Tình yêu và thù hận

Tình yêu cá nhân và mối thù gia tộc

Khát khao tình yêu mãnh liệt

Bày tỏ tình cảm của bản thân

Lời thoại đầy cảm xúc

Lơ Xít

Tình yêu và danh dự

Tình yêu cá nhân và danh dự của bản thân

Mang trong mình trách nhiệm bảo vệ danh dự nhưng cũng rất muốn có được tình yêu

Giằng xé trong tâm trạng về danh dự và tình cảm

Lời thoại đầy những sự giằng xé trong nội tâm

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 139)

Hướng dẫn giải

* Chọn vở bi kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

- Nhận vật chính trong vở kịch có phẩm chất yêu cái đẹp, luôn mong muốn hướng tới cái đẹp cái hoàn hảo, tạo giá trị cho cuộc đời.

- Xung đột chính trong vở kịch là: Giữa cái đẹp và thực tế cuộc sống.

- Chi tiết em thấy thú vị nhất: Vũ Như Tô chỉ tập trung vào tác phẩm của mình không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 139)

Hướng dẫn giải

Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.” Ý kiến này hoàn toàn đúng. Vũ Như Tô vừa có tội, tội là vì quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài “bền vững như trăng sao, để dân ta nghìn thu còn hãnh diện” mà Vũ Như Tô đã không nhận ra thực tế: Cửu Trùng Đài được xây dựng bằng mồ hôi, xương máu, nước mắt của nhân dân. Nhưng Vũ Như Tô cũng không có tội vì Vũ Như Tô là một nghệ sỹ có nhân cách, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Ban đầu, Vũ Như Tô ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân Lê Tương Dực và kiên quyết không xây Cửu Trùng Đài. Ông cũng không phải là người hám lợi. Được vua ban thưởng vàng bạc, ông chia hết cho thợ. Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô là lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)