Con gà thờ (Ngô Tất Tố)

Sau khi đọc 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

“Mỗi con gà đó, từ cổ đến chân có thể cao đến gần hai thước, hai cánh của nó cũng phải đến hơn một thước, tôi không hiểu rằng luộc vào nồi nào cho vừa, nhưng vẫn yên lặng để xem họ làm ra sao.”

→ Thái độ tò mò, muốn quan sát cách luộc con gà cúng của người viết

“Nửa đêm, cả sáu nồi nước đều sủi. Người ta liền bưng cả hai mâm gà xuống đó. Dưới hai ngọn đèn dây sáng như ban ngày, năm sáu cái gáo chĩa vào các nồi múc nước giội từ đầu gà trở xuống. Và cứ giội luôn như thế không lúc nào ngươi, hết nồi nước ấy, họ lại nấu nồi nước khác, trong bếp không lúc nào không sẵn nước sôi. Giội đến gần sáng thì gà vừa chín. Té ra cái kiểu luộc gà của họ là vậy."

→ Quá trình luộc con gà cúng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Chủ đề: lên án hủ tục cổ hủ của làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

Cảm hứng chủ đạo: lên án, phê phán, chế giễu

Thông điệp: tác giả lên án những hủ tục lạc hậu đã ăn sâu vào tâm trí những nông dân cần cù, chất phác nơi đây, họ xem đó là điều hiển nhiên phải thực hiện. Nếu như người dân thực hiện tốt những hủ tục đó, người đó sẽ được ca tụng hết lời. Thiên phóng sự đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua còn thua lệ làng", tố cáo những hủ tục cổ hủ của chốn làng quê và gửi gắm những giá trị nhân sinh sâu sắc, quý giá.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Cách khai thác các tuyến nhân vật, các sự kiện, ngôi kể, điểm nhìn, cách tố cáo, phê phán… trong Con gà thờ hoàn toàn mới. Phóng sự Con gà thờ vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh về những tồn tại tiêu cực nơi làng quê Việt Nam trong một thời gian rất dài và đến tận ngày nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Từ đó, nhà văn đưa ra thái độ phủ định gần như triệt để nhiều mặt tiêu cực của xã hội lạc hậu. Ông đặt ra vấn đề rằng, phải gấp rút cải tạo bộ mặt của làng quê Việt và giải phóng người nông dân khỏi chế độ phong kiến và ý thức hệ phong kiến thối nát.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Bài tập sáng tạo (SGK Chân trời sáng tạo trang 107)

Hướng dẫn giải

Con gà thờ là tác phẩm đặc tả những hủ tục xưa cũ. Trong đó, nhân vật ông chủ con gà thờ là nhân vật trung tâm. Những người dân có tư tưởng bị trói buộc như con trâu cọc sau lũy tre làng. Trăm năm bám rễ với những tư tưởng hủ lậu khiến họ chẳng dám dứt mình ra vì sợ bị coi khinh. Nếu như người ta không còn khổ sở vì bị lệ làng chèn ép thì lại tự làm khổ mình vì kèn cựa với những người xung quanh. Cỗ nhà anh to, cỗ nhà tôi sẽ phải to hơn. Ông chủ con gà thờ mải mê với việc phải nuôi đôi gà cúng nhà mình, chăm lo cho nó từng bữa ăn đến giấc ngủ đến nỗi quên mất người mẹ già đang ốm nặng. Ông ta mải mê chạy theo những cái danh phù phiếm mà quên mất nhìn vào những giá trị cốt lõi bên trong. Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình để vạch ra những án nạn ở chốn cửa Khổng sân Trình, cụ phê phán tâm lý háo danh một cách tiêu cực của dân làng nhưng không vì thế mà lên án một cách phiến diện. Không chỉ là phê phán, cụ còn cảm thông với người dân, chỉ ra gốc rễ của những tư tưởng cổ hủ đó và vạch mặt những kẻ đã gây ra cảnh khổ cho họ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)