Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Trước khi đọc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 108)

Hướng dẫn giải

- Một số truyện cười: Kẻ ngốc nhà giàu, Đẽo cày giữa đường, Tam đại con gà, Đi chợ,…

- Kể chuyện: Tam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ” đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

– Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

– Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

– Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Theo dõi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Chiều cao của cái cây được miêu tả phóng đại: cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

  (Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

- Truyện Lợn cưới, áo mới: phê phán những kẻ có thói hay khoe khoang khiến mình trở nên lố bịch trong mắt người khác.

- Truyện Treo biển: phê phán những người không có chính kiến, không biết phân biệt và suy xét kỹ càng mỗi khi được người khác góp ý.

- Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những kẻ ăn nói ba hoa, khoác lác.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

- Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong câu chuyện bất hợp lý. Người hỏi cố ý khoe con lợn cưới, người trả lời khoe về chiếc áo mới.

- Trong tình huống đó, người hỏi cần mô tả rõ về con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người trả lời chỉ cần nói có hoặc không.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Tính cách anh chàng có áo mới thể hiện qua chi tiết:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.

- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

- Người bán cá trong truyện Treo biển đã thay đổi liên tục theo những lời nhận xét của mọi người:

+ Khi nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng bỏ ngay chữ tươi đi.

+ Khi nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ ngay chữ ở đây đi.

+ Khi nghe nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng bỏ chữ có bán đi.

+ Khi nghe nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng liền cất biển đi.

- Nếu là chủ nhà hàng em sẽ xem xét lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của mình.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần nhằm phê phán những người không có chính kiến của bản thân, chỉ biết làm theo những lời góp ý mà không biết phân biệt đúng sai.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Những điều họ nói đều viển vông không có khả năng xảy ra trong thực tế.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Anh kia lúc đó mới cười: "Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc thuyền của anh"

=> Từ đầu anh này đã biết anh kia đang nói dọc nên muốn mỉa mai.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1 - Trang 111)

Hướng dẫn giải

 Ba truyện cười đều mang sắc thái trào phúng, châm biếm nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)