Chủ đề chung 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 170)

Hướng dẫn giải

* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây

- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 1 mục 1a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 171)

Hướng dẫn giải

- Điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nồng nghiệp và quần tụ dân cư đông đúc.

+ Do sự phát triển của sản xuất, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân hóa lao động.

=> Trên những cơ sở đó, các đô thị cổ đại đã được hình thành, tiêu biểu như: Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà; Ma-phít ở Ai Cập; Mô-giô-pa-hít ở Ấn Độ…

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 1a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 171)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Các đô thị gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 mục 1b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 172)

Hướng dẫn giải

- Điều kiện địa lí và lịch sử

    (+) Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, đất đai khô cằn chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm.    Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc hình thành những hải cảng. 

    (+) Do sống gần biển, lại có nhiều mỏ khoảng sản nên cư dân ở đây sớm phát triển    mạnh hoạt động buôn bán hàng hải và sản xuất thủ công nghiệp.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 1b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 172)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại:

+ Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước.

+ Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.

+ Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 174)

Hướng dẫn giải

- Điều kiện dẫn đến sự ra đời của các đô thị trung đại ở Tây Âu:

+ Thế kỉ XI, do sự phát triển của sản xuất, một số thợ thủ công đã tìm cách trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền để chuộc lại tự do. Họ tìm đến những nơi đông dân cư, gần nguồn nguyên liệu… để cùng nhau sản xuất, buôn bán. Từ đó hình thành các đô thị.

+ Một số đô thị do lãnh chúa, Giáo hội xây dựng hoặc được phục hồi từ những đô thị cổ đại.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 174)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kr hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.

+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 174)

Hướng dẫn giải

Điểm khác biệt về điều kiện địa lí – lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị phương Đông và phương Tây

 

Đô thị ở phương Đông

 

Đô thị ở phương Tây

Điều kiện tự nhiên

- Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật

- Đất đai cằn cối

- Nhiều mỏ khoáng sản

- Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.

Cơ sở kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp phát triển

- Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Địa bàn hình thành

- Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu

- Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 174)

Hướng dẫn giải

- Ví dụ:

+ Nền văn minh sông Ấn (khoảng 2800 – 1800 TCN), còn được gọi là văn minh Ha-rap-pa và Mô-hen-giô Đa-rô, theo tên hai thành thị cổ được xây dựng ở ven bờ sông Ấn. Khi những thành thị này suy tàn cũng đã khép lại thời kì văn minh sông Ấn rực rỡ.

(Trả lời bởi Tuấn Lại)
Thảo luận (2)

Vận dụng 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 174)

Hướng dẫn giải

- Trong thời đại hiện nay, tầng lớp thương nhân (còn gọi là doanh nhân) có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia. Vì:

+ Doanh nhân là một trong những lực lượng chủ đạo tạo ra của cải xã hội; giải quyết vấn đề việc làm; thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.

+ Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng chính, quan trọng trong việc nộp ngân sách cho Nhà nước để duy trì bộ máy công quyền, chăm lo cho cuộc sống dân sinh.

+ Cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân cũng chính là một trong nhữn lực lượng chính thực hiện các chính sách từ thiện, nhân đạo. Ví dụ: hưởng ứng việc thành lập quỹ Vắc-xin phòng – chống Covid 19, Công ty Golf Long Thành ủng hộ 500 tỉ đồng; tập đoàn Vingroup ủng hộ 480 tỉ đồng… Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark ủng hộ 1 triệu USD mua Vắc-xin phòng dịch Covid-19…

 => Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, là lực lượng chủ lực, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời sống.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)