Cầu hiền chiếu

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

- Lê Lợi – Lê Thái Tổ đã thành lập một đội quân chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh năm 1418.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy đến tháng 12-1427 Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

- Có vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

- Có những sáng kiến tốt có thể giải quyết những vấn đề khó khăn.

- Góp phần xây dựng và mang đến lợi ích chung cho Quốc gia.

- …

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76-79)

Hướng dẫn giải

Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76-79)

Hướng dẫn giải

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76-79)

Hướng dẫn giải

Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76-79)

Hướng dẫn giải

Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76-79)

Hướng dẫn giải

Lời khuyến dụ có ý nghĩa: Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước: Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

- Lí do: Những bất cập của triều đại mới, triều đại gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

- Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 79)

Hướng dẫn giải

- 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...người hiền vậy): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

+ Phần 2 (Tiếp đến ...hay sao?): Thực tại và nhu cầu của thời đại.

+ Phần 3 (Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

- Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)