Cà Mau quê xứ

Trước khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Tên gọi Cà Mau có nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Mũi Cà Mau - vùng đất tận cùng tổ quốc, một điều kỳ diệu và độc đáo không nơi nào có được, mà cư dân hay ví von là: “Ðất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trước khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45)

Hướng dẫn giải

- Cà Mau là vùng đất nhỏ thấp, thường xuyên bị ngập nước thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.

- Cà Mau có hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Tác giả đến Mũi Cà Mau với mục đích là đi chơi. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Những liên tưởng của tác giả về văn học đó là những cái “phai” của Nguyễn Tuân, Anh Đức, Xuân Diệu từ hơn 40 năm trước. Những trang kí, trang thư, trang thơ gieo mầm dưới mỗi câu mỗi chữ là hạt hi vọng ứ nghẹn khát khao bung nở cây trái hòa bình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Khi thực sự đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây đến nỗi bấn loạn, kì quặc, lạ lẫm và khao khát muốn khám phá.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính xuất hiện trong liên tưởng góp phần tô đậm thêm tâm trạng nhớ nhà. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Từ "xứ" có thể kết nối với nhan đề bằng cách mô tả hoặc chỉ ra về một địa điểm cụ thể, một vùng đất, một quốc gia, hoặc một vùng miền nào đó mà có liên quan đến nội dung của nhan đề. Tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, từ "xứ" có thể được sử dụng để tạo ra một bối cảnh hoặc không gian địa lý cho câu chuyện hoặc đề tài mà nhan đề đang đề cập đến.

(Trả lời bởi ha xuan duong)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

- Mọi thứ ở đây đều diễn ra một cách nhẹ nhàng, khiến tác giả cảm thấy thân thuộc và dần coi đây như quê hương của mình.

- Hơn nữa, người dân nơi đây đều rất cần cù, chịu khó, làm lụng vất vả để mưu sinh, họ thật thà, chất phác khiến tác giả càng thêm gắn bó, thương mến mảnh đất và con người nơi đây hơn.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Những con tôm bị ngạt thở vì sình lầy, những cây đước bị mọi người thi nhau đốn hạ đước để cho ra những vuông tôm sạch sẽ trong lành. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Trong khi đọc 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 45-50)

Hướng dẫn giải

Cách thể hiện rất độc đáo. Ông thấy mọi thứ ở đây đều đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi đâu có được. Ông không hề nói rằng mình lưu luyến mảnh đất này mà nỗi nhớ đó khiến ông “mắt tôi chợt cay nhòe” và rời đi với món quà tượng trưng cho tình cảm chân thành của người dân Đất Mũi trên tay - than đước.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)