Chỉ ra những lí lẽ trong phần (1) của văn bản. Nhận xét về những lí lẽ đó.
Chỉ ra những lí lẽ trong phần (1) của văn bản. Nhận xét về những lí lẽ đó.
Trong phần (2), tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Em có đồng ý các lí lẽ không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng:
+ Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
+ Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, những “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả.
+ Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đi đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mấy vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.
- Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục.
(Trả lời bởi datcoder)
Nội dung của phần (3) liên quan đến phần (1) và phần (2) như thế nào? Nêu lên một điều em tâm đắc nhất trong phần (3) và lí giải vì sao.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nội dung của phần (3) của văn bản có liên quan mật thiết với phần (1) và phần (2). Người đọc sách phải biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay thì mới có phương pháp đọc sách phù hợp nhất.
- Điều em tâm đắc nhất trong phần (3): “Đọc lướt qua 10 quyển không bằng đọc 10 lần một quyển” đọc thật kỹ nghiền ngẫm tư duy một quyển sách hay, đó chính là phương pháp đọc tốt nhất.
(Trả lời bởi datcoder)
Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để khẳng định câu trả lời của em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Sức thuyết phục ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản sau:
+ Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu.
+ Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây được thiện cảm cho người đọc, người nghe.
+ Đặc biệt, trong bài viết tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh ví von, những câu văn dài, giàu sức gợi, vừa tạo ra được cảm xúc cho bài nghị luận, vừa khiến bài nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
- Trong bài viết tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra ba luận điểm rõ ràng đó chính là:
+ Tầm quan trọng của việc đọc sách; những thiên hướng sai lệch, khó khăn dễ mắc phải trong việc đọc sách hiện nay; và luận điểm thứ ba đó chính là bàn về phương pháp đọc sách và chọn sách.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống.
- Tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối.
- Còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại.
=> Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.
+ Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.
- Tác giả đã so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình.
=> Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.
(Trả lời bởi datcoder)
Từ những vấn đề được gợi ra trong văn bản, hãy nêu một ưu điểm và một hạn chế về việc đọc sách của bản thân em.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ưu điểm: Ham thích đọc sách, đọc được nhiều cuốn sách hay.
- Hạn chế: Còn ngại đọc những quyển sách dày, chưa chịu khó đọc kĩ các quyển sách.
(Trả lời bởi datcoder)