Bài tập cuối chương 8

Bài 8.18 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Có 18 bạn nữ trong số 38 học sinh => Có 20 học sinh nam 

Có 8 học sinh nam không tham gia clb thể thao => Có 12 học sinh nam chơi thể thao

=> Xác suất để học sinh đó là một bạn nam có tham gia câu lạc bộ thể thao là: \(\frac{{12}}{{38}} = \frac{6}{{19}}\) 

=> Đáp án B

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.19 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Có 18 bạn nữ trong đó có 6 bạn nữ tham gia câu lạc bộ thể thao => Có 12 bạn nữ không tham gia

Vậy lớp 8A có tổng 20 bạn không tham gia câu lạc bộ thể thao

Do đó xác suất để học sinh đó là một bạn không tham gia câu lạc bộ thể thao là \(\frac{{20}}{{38}} = \frac{{10}}{{19}}\)

=> Đáp án D

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.20 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Trong túi đựng có tổng: 26+62+8+9+12=117 (quả cầu)

Có 62 quả màu tím. Vậy xác suất để lấy được quả màu tím là: \(\frac{{62}}{{117}}\) 

=> Đáp án A

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.21 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

 Có 9 quả màu trắng ⇒ Xác suất để lấy được quả cầu màu trắng là: \(\frac{9}{{117}}\) ⇒ Đáp án B

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.22 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

a) Các kết quả có thể của hành động trên là: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20.

b) Kết quả thuận lợi của biến cố E là: 12; 15; 18

   Kết quả thuận lợi của biến cố F là: 11; 13; 17; 19

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.23 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 76)

Hướng dẫn giải

Túi đựng có tổng: 5+3+7=15 (viên bi)

a) Có 5 viên bi màu xanh => Xác suất của biến cố E là: \(\frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\)

b) Có 3 viên bi màu đỏ => Xác suất của biến cố F là: \(\frac{3}{{15}} = \frac{1}{5}\)

c) Có 7 viên bi màu trắng => Xác suất của biến cố G là: \(\frac{7}{{15}}\)

d) Có tổng 8 viên bi màu xanh và đỏ => Xác xuất của biến cố H là: \(\frac{8}{{15}}\)

e) Có tổng 12 viên bi màu xanh và trắng => Xác suất của biến cố K là \(\frac{{12}}{{15}} = \frac{4}{5}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.24 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Có tổng 90 số có 2 chữ số => Có 90 kết quả có thể của hành động này

a) Các kết quả thuận lợi của biến cố A là: 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19 => Xác suất của biến cố A là: \(\frac{{10}}{{90}} = \frac{1}{9}\)

b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 16; 26; 36; 49; 64; 81 => Xác suất của biến cố B là: \(\frac{6}{{90}} = \frac{1}{{15}}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.25 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Có 15 học sinh lớp 8A và 15 học sinh lớp 8B => Có tổng là 30 học sinh => Có 30 kết quả có thể của hành động trên

a) Có tổng là 21 học sinh nam => Có 21 kết quả thuận lợi cho biến cố E. Vậy xác suất của biến cố E là: ": \(\frac{{21}}{{30}} = \frac{7}{{10}}\)

b) Lớp 8B gồm 12 bạn nam => Có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F. Vậy xác suất của biến cố F là: " \(\frac{{12}}{{30}} = \frac{2}{5}\)

c) Lớp 8A gồm 6 học sinh nữ => Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố G. Vậy xác suất của biến cố G là: " \(\frac{6}{{38}} = \frac{1}{5}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 8.26 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 77)

Hướng dẫn giải

a) Có tổng 101 người ở quận C tham gia khảo sát => Có 101 kết quả có thể của hành động trên

Có 26 người thích bộ phim đó => Có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố A . Vậy \(P(A) = \frac{{26}}{{101}} \approx 0,257\)

b) Có 79 người ở quận E tham gia khảo sát 

Có 11 người thích bộ phim => Có 68 người không thích => Có 68 kết quả thuận lợi cho biến cố B. Vậy \(P(B) = \frac{{68}}{{79}} \approx 0,861\)

c) Có tổng 415 người của thành phố X tham gia khảo sát. Có 92 người thích bộ phim => Xác suất của biến cố "Người được chọn thích bộ phim trong 415 người của thành phố X" là: \(\frac{{92}}{{415}} \approx 0,22\)

Vậy trong 600 người, số lượng người thích bộ phim khoảng 600.0,22≈132 (người)

d) Có tổng 214 người nữ của thành phố X tham gia khảo sát trong đó có 44 người thích bộ phim => Xác suất của biến cố "Người nữ được chọn thích bộ phim trong 214 người nữ của thành phố X" là: \(\frac{{44}}{{214}} \approx 0,20\) 

Vậy chọn ngẫu nhiên 500 người nữ, số lượng người nữ thích bộ phim khoảng 500.0,20≈100 (người)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)