Bài tập cuối chương 10

Bài tập 10.27 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Hình nón đã cho có chiều cao \(h = a\).

Vì đáy hình nón là đường tròn nội tiếp hình vuông A’B’C’D’ nên bán kính đáy là:

\(R = \frac{{A'B'}}{2} = \frac{a}{2}\).

Thể tích của hình nón là:

\(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2}a = \frac{{{a^3}\pi }}{{12}}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 10.28 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Bể cá có bán kính đáy là: \(R = \frac{{20}}{2} = 10cm\).

Thể tích nước dâng lên là: \(V = \pi {.10^2}.3 = 300\pi \left( {c{m^3}} \right)\).

Vì thể tích hòn đá chính bằng thể tích nước dâng lên nên thể tích hòn đá bằng \(300\pi \;c{m^3}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 10.29 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Gọi bán kính đáy của hình nón là R. Khi đó, chiều cao của hình nón là 2R, hình cầu có bán kính là R.

Thể tích phần kem phía trên là \(200c{m^3}\) nên ta có:

\(\frac{1}{2}.\frac{4}{3}\pi {R^3} = 200\) nên \(\frac{2}{3}\pi {R^3} = 200\)

Thể tích hình nón phía dưới là:

\(\frac{1}{3}\pi {R^2}.2R = \frac{2}{3}\pi {R^3} = 200\left( {c{m^3}} \right)\).

Thể tích của cả chiếc kem là:

\(200 + 200 = 400\left( {c{m^3}} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 10.30 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Bán kính đáy mái nhà là: \(R = \frac{{45}}{2}m\).

Độ dài đường sinh mái nhà là:

\(l = \sqrt {{{\left( {\frac{{45}}{2}} \right)}^2} + {{24}^2}}  = \frac{{3\sqrt {481} }}{2}\left( m \right)\).

Diện tích một mái nhà là:

\(S = \pi Rl = \pi .\frac{{45}}{2}.\frac{{3\sqrt {481} }}{2} \approx 2325\left( {{m^2}} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)