Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 42)

Hướng dẫn giải

- Hành vi vi phạm pháp luật: Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.

- Hậu quả: Ông M và ông N bị lập biên bản và nộp phạt hành chính 400.000 đồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 42)

Hướng dẫn giải

a)

- Trường hợp 1.

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: anh M không đội mũ bảo hiểm; điều kiển xe máy vượt đèn đỏ; lạng lách, đánh võng, tạt đầu phương tiện khác khi tham gia giao thông.

+ Phân loại: vi phạm hành chính

- Trường hợp 2.

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Bà B vay ông A 500 triệu đồng, nhưng không hoàn trả số tiền trên theo đúng thỏa thuận.

+ Phân loại: vi phạm dân sự

- Trường hợp 3.

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh P vi phạm nội quy công ty khi thường xuyên đi làm muộn và không hoàn thành công việc được giao.

+ Phân loại: vi phạm kỉ luật

- Trường hợp 4.

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: anh T và Q vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy (số lượng ma túy lên tới 1kg).

+ Phân loại: vi phạm hình sự

b) 

- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Phân loại: Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:

+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

+ Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 44)

Hướng dẫn giải

a) 

- Trường hợp 1. Anh M phải chịu trách nhiệm hành chính

- Trường hợp 2. Bà B phải chịu trách nhiệm dân sự

- Trường hợp 3. Anh P phải chịu trách nhiệm kỉ luật

- Trường hợp 4. Anh T và Q phải chịu trách nhiệm hình sự

b) 

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Có 4 loại trách nhiệm pháp lí:

+ Trách nhiệm hình sự

+ Trách nhiệm dân sự

+ Trách nhiệm hành chính

+ Trách nhiệm kỉ luật

c) 

Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí:

+ Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.

+ Là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

+ Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.

+ Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

- Ví dụ minh họa: Anh N (20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.

+ Hành vi vi phạm: anh N điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc

+ Trách nhiệm pháp lí: anh N phải chịu trách nhiệm hành chính

+ Ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí trong trường hợp này là:

▪ Buộc anh N phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

▪ Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật.

▪ Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng và tuân theo quy định của pháp luật

▪ Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật.

▪ Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 47)

Hướng dẫn giải

- Ý kiến a) Không đồng tình, vì:

+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

+ Nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật. 

- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.

- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực, như: buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật; Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm; Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật; Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

- Ý kiến d) Đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực, như: buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 47)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Ông P tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự địa phương

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự

- Trường hợp b)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh N (20 tuổi) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

- Trường hợp c)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: bạn T vi phạm nội quy trường học, khi thường xuyên trốn học đi chơi

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật

- Trường hợp d)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm dân sự

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Trường hợp e)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh B có hành vi gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

- Trường hợp g)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 48)

Hướng dẫn giải

- Tình huống a)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh V có hành vi lừa gạt và buôn bán người qua biên giới.

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự

- Tình huống b)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: chiếm giữ tài sản do người khác bỏ quên/ làm rơi (tài sản trị giá 6 triệu đồng).

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính

- Tình huống c)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: ông H không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con như thỏa thuận

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm dân sự

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự

- Tình huống d)

+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: chị P vi phạm nội quy lao động của công ty A

+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật

+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 48)

Hướng dẫn giải

- Tình huống a) Theo quy định của pháp luật: Học sinh có hành vi gây gổ, đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng sẽ bị xử lý kỷ luật; có thể bị xử phạt hành chính; và, với mức độ nghiêm trọng học sinh đánh nhau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, bạn C không nên thực hiện hành vi gây gổ, đánh nhau.

- Tình huống b)

+ Bạn Y và A không nên thực hiện giao gói hàng giúp bà D khi không biết rõ bên trong gói hàng là gì, vì rất có thể, bên trong là hàng hóa bị nhà nước cấm buôn bán.

+ Hai bạn Y và A nên bí mật thông báo tới cơ quan công an, để lực lượng công an có biện pháp theo dõi, can thiệp kịp thời.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Những việc em đã làm và dự định sẽ làm trong cuộc sống hằng ngày để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

+ Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)