Cho biết vai trò của quá trình lưu hóa cao su.
Cho biết vai trò của quá trình lưu hóa cao su.
Nêu tính chất của cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi datcoder)
Cao su
Tính chất
Cao su buna
Tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
Cao su buna-S
Tính đàn hồi cao dùng để sản xuất lốp xe, đệm lót, đế giày, vật liệu chống thấm, ...
Cao su buna-N
Tính chống dầu tốt nên được dùng để sản xuất găng tay cao su y tế, đai truyền động, ống, gioăng cao su sử dụng trong môi trường hóa chất.
Keo dán là gì? Hãy tìm hiểu và cho biết vì sao hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán poly(urea – formaldehyde) lại được sử dụng phổ biến.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính. Bản chất của keo dán là có thể tạo ra các màng rất mỏng, bền vững và bám chắc vào bề mặt các mảnh vật liệu được dán.
- Hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde) được sử dụng phổ biến vì một số ưu điểm sau:
+ Keo dán epoxy có độ kết dính cao, chịu nhiệt, chịu nước, chịu dung môi, chịu lực tốt, rất dễ sử dụng.
+ Keo dán poly(urea-formaldehyde): bền với dầu mỡ và các dung môi thông dụng, thấm nước kém.
(Trả lời bởi datcoder)
Vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polymer trùng ngưng?
A. Cao su isoprene B. Polyethylene
C. Tơ nitron D. Nylon – 6,6
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Nêu các điểm giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polymer sau: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Giống nhau: Đều có cấu tạo từ các polymer. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống.
* Khác nhau:
- Về mặt tính chất của các polymer
+ Chất dẻo: Polymer có tính dẻo (biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực hoặc nhiệt độ và giữ nguyên biến dạng khi thôi tác dụng).
+ Tơ: Polymer mảnh, sợi dài, mềm, có độ bền nhất định.
+ Cao su: Polymer có tính đàn hồi (biến dạng khi có tác dụng của ngoại lực và trở lại được trạng thái ban đầu khi ngoại lực thôi tác dụng).
+ Keo dán: Polymer có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn và không làm biến đổi bản chất của chúng.
- Về mặt ứng dụng:
+ Chất dẻo: dùng để sản xuất dụng cụ trong gia đình như chậu, chai, lọ, bao bì thực phẩm, ghế, cốc, ống nhựa, …
+ Tơ: dùng để sản xuất quần áo, làm võng, chỉ khâu, …
+ Cao su: dùng để sản xuất lốp xe, đệm, đế giày, gioăng, …
+ Keo dán: dùng để sản xuất chất kết dính.
(Trả lời bởi datcoder)
Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nylon, len, tơ tằm và không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là (ủi) quá nóng các đồ dùng trên?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNylon, len, tơ tằm đều có các nhóm CO-NH trong phân tử. Vì vậy, các loại tơ này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và acid. Do đó, độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này sẽ bị giảm đi khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.
Nylon, len, tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt chúng bằng nước quá nóng, không là (ủi) quá nóng.
(Trả lời bởi datcoder)