Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

- Ở địa phương em đa số người dân đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân có hành vi chưa phù hợp, vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Ví dụ như:

+ Trường hợp 1. Bố mẹ chị K tặng cho chị một mảnh đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trước khi chị kết hôn với anh H. Tuy nhiên, chồng chị K lại yêu cầu chị để mình được cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện các thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung. Khi chị K không đồng ý, anh H đã tỏ thái độ bất mãn, cư xử không đúng mực với chị; thậm chí, còn dùng vũ lực để bạo hành, ép chị K phải để mình đồng đứng tên trên giấu chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Trường hợp 2. Tại khu vực bờ kè, Khu tập thể T, dù chính quyền địa phương đã gắn biển cấm kinh doanh buôn bán nhưng anh B, chủ các quán ăn trong khu vực vẫn ngang nhiên lấn chiếm làm nơi kinh doanh. Không chỉ chiếm dụng khuôn viên bờ kè làm nơi để bàn ghế, vào ban đêm, khi khách đông, anh B còn lấn chiếm lòng đường làm nơi để xe, gây cản trở giao thông.

+ Trường hợp 3. Anh T đã chuyển nhầm tiền 50.000.000 cho ông Q có số tài khoản mở tại Ngân hàng A từ tài khoản đứng tên anh mở tại Ngân hàng S. Ngay lập tức anh đến nơi mở tài khoản để được hỗ trợ. Nhân viên ngân hàng hướng dẫn anh về công an xã nơi đăng kí thường trú để làm đơn khiếu nại. Anh T đã tới công an xã trình báo và được các cán bộ ở đây cho làm tờ tường trình sự việc, kí tên đầy đủ đúng theo thủ tục. Sau đó, Ngân hàng S đã hỗ trợ tạm khoá tài khoản của người nhận tiển nhầm. Tuy nhiên, anh T tìm cách liên lạc với ông Q, nhưng người này không đồng ý hỗ trợ làm thủ tục tiếp theo với ngân hàng để anh T được nhận lại tiền.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 71)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Bà D đã thực hiện không đúng quyền của mình, vì theo khoản 1 Điều 480 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.

- Việc bà D phá tường ngăn cách là hành vi không có trong hợp đồng, là hành vi trái pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Khi sửa nhà là tài sản của mình, bà X đã không thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản, vì chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề (Điều 250 Bộ luật Dân sự năm 2015).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

a) Ông C có nghĩa vụ trông giữ xe máy cho siêu thị, có quyền không cho người không có vé lấy xe của khách.

b) Siêu thị yêu cầu ông C bồi thường thiệt hại cho chủ xe máy bị mất là đúng, vì theo khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên giữ xe có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi/giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Như vậy, siêu thị có quyền yêu cầu ông C bồi thường cho chủ xe máy bị mất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Nhận định a. Sai, vì: Người được chủ sở hữu giao quản lí tài sản chỉ có quyền quản lí, bảo quản, giữ gìn mà không có quyền sử dụng tài sản này.

- Nhận định b. Đúng, vì: Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền sử dụng vào việc gi, ở đâu và ở mức độ nào là do chủ sở hữu cho phép.

- Nhận định c. Sai, vì: Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền sử dụng vào việc gì, ở đâu và ở mức độ nào là do chủ sở hữu cho phép; không được tự sử dụng theo ý muốn của mình.

- Nhận định d. Sai, vì: Vì ngoài quyền định đoạt của chủ sở hữu, người không phải chủ sở hữu cũng có quyền định đoạt khi được chủ sở hữu uỷ quyền (bán, trao đổi, tặng cho,...) hoặc theo quy định của pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

a)

Ở trường hợp, anh Hải là chủ sở hữu. Anh đã thực hiện đúng các quyền của mình (của chủ sở hữu): Sử dụng xe để vận chuyển hàng hoa thuê; tự quyết định bán xe và mua xe khác khi có điều kiện. Ngoài ra, với tư cách là chủ sở hữu, anh Hải còn có quyền quản lí, bảo quản, giữ gìn xe của mình.

Ở tình huống 1, ông C là chủ sở hữu ngôi nhà đang xây dựng, đã không thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu, cụ thể là không áp dụng các biện pháp cần thiết nên đã làm ảnh hưởng đến nhà của bà B (tường nhà bà B bị nứt), ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà B.

Ở tình huống 2, ông A là chủ sở hữu khách sạn đã xây khách sạn vượt diện tích cho phép, thực hiện hành vi trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.

b)

- Ở tình huống 1, bà B không phải là chủ sở hữu nhà đang xây của ông C, nhưng là chủ sở hữu nhà của bà bị ảnh hưởng. Ông C đã thực hiện không đúng quyền của chủ sở hữu. Bà B đã thực hiện đúng quyền của chủ sở hữu liền kề khi quyền lợi bị ảnh hưởng.

Ở tình huống 2, ông A đã thực hiện không đúng quyền của mình.

c) Quyển sở hữu của công dân gồm có ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử

dụng, quyền định đoạt.

Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể (gồm chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu uỷ quyền quản lí tài sản ;... ) tự mình nắm giữ, quản li, trực tiếp chi phối tài sản).

Quyền sử dụng là quyền của chủ thể đưa tài sản vào sử dụng theo đúng tính năng, công dụng của tài sản đó để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh của mình. Quyền sử dụng gồm quyền sử dụng của chủ sở hữu và quyền sử dụng của người không phải chủ hữu nhưng được sử dụng tài sản khi được chủ sở hữu cho phép.

Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, (bán, trao đổi, tặng cho, để thừa kế tài sản,...) từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hu tài sản. Người không phải là chủ hữu cũng có quyền định đoạt tài sản khi được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc theo quy định của pháp luật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 64)

Hướng dẫn giải

- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm:

+ Quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

- Nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản;

+ Không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

+ Ngoài ra, công dân còn có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Cánh Diều - Trang 68)

Hướng dẫn giải

a)

Trong tình huống 1, bà M đã thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Theo Điểu 232 Bộ luật Dân sự năm 2015, Bà M phải thông báo công khai về việc gia cầm của người khác bị thất lạc, việc này bà đã hỏi và báo với Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai để chủ sở hữu 12 con vịt là ông T biết và nhận lại; đồng thời, khi nhận lại vịt của mình, ông T phải thanh toán cho bà M tiền công nuôi giữ trong 8 ngày.

Trong tình huống 2, anh T không thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của anh H, vì theo Điểu 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 bên mượn tài sản có nghĩa vụ sửa chữa nếu tài sản do mình mượn bị hư hỏng.

b)

- Trong tình huống 2, xe máy bị rách yếm là thuộc trường hợp tài sản bị hư hỏng thông thường theo khoản 1 Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015, nên anh T không phải bồi thường mà phải sửa chữa (thay yếm xe). Nhưng nếu anh T không sửa chữa thì phải bồi thường cho anh H đủ để mua chiếc yếm khác thay thế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Khi nuôi lợn, ông B đã vi phạm nghĩa vụ của chủ sở hữu về bảo vệ môi trường theo Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó quy định khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)