Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm:

+ Quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

- Nghĩa vụ của công dân trong sở hữu tài sản:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản;

+ Không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác.

+ Ngoài ra, công dân còn có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 69)

Hướng dẫn giải

* Yêu cầu số 1:

- Trường hợp 1.

+ Bố mẹ chị K tặng cho chị một mảnh đất (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) trước khi chị kết hôn với anh H. Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Như vậy, đây là tài sản riêng của chị K, chị có quyền sử dụng và định đoạt miếng đất này theo ý chí của mình.

+ Việc anh H muốn đồng đứng tên miếng đất này, thì phải được sự đồng ý của chị K.

+ Tuy nhiên, chị K đã không đồng ý thực hiện các thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung theo yêu cầu của anh H.  Do đó, hành vi của anh H vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

- Trường hợp 2.

+ Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê theo Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng thuê tài sản, các bên có thể lựa chọn hình thức của hợp đồng thuê: bằng lời nói, bằng văn bản,... Do đó, hợp đồng thuê xe ô tô giữa anh A và anh B là hợp pháp. Thời hạn thuê, tiền thuê, phương thức thanh toán giá trị tài sản thuê do các bên thoa thuận, nếu không có thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê. Như vậy, khi hết thời hạn thuê thì bên thuê phải có trách nhiệm trả lại tài sản thuê, thanh toán tiền thuê theo đúng thoa thuận.

+ Trong trường hợp bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận.

=> Vì vậy, Anh B đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

* Yêu cầu số 2:

- Trường hợp 1. Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), anh H có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt như sau:

+ Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

+ Khung 2: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200 000 000 đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

+ Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500 000 000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

+ Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người có hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản trị giá 500 000 000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

+ Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 100 000 000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Hành vi của anh H có thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

- Trường hợp 2.

+ Nếu bên thuê là anh B vẫn không trả lại tài sản khi anh C có yêu cầu thì anh C có quyền khởi kiện ra Toà án cấp huyện nơi mà người đó cư trú để yêu cầu trả lại tài sản thuê và tiền thuê, tiền thuê do chậm trả. Kèm theo đơn khởi kiện anh C phải cung cấp chứng cứ về hợp đồng thuê, thoả thuận tiền thuê và thời hạn thuê (người làm chứng, đoạn ghi âm, ghi hình) và chứng cứ người kia cầm giữ tài sản của anh C.

+ Nếu người thuê tài sản là anh B có đủ dấu hiệu cấu thành của tội phạm theo quy định tại Điều 174 và 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh và mức hình phạt tương ứng.

+ Theo những thông tin ban đầu mà anh C cung cấp thì anh B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 72)

Hướng dẫn giải

* Yêu cầu số 1:

- Trường hợp 1. Hành vi của anh B - chủ quán ăn, lấn chiếm khuôn viên bờ kè và lòng lề đường là vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của Nhà nước.

- Trường hợp 2. Hành vi của ông Q vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

* Yêu cầu số 2:

- Trường hợp 1. Hành vi chiếm dụng bờ kè, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán sẽ bị xử phạt phạm hành chính căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hoá và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trường hợp 2.

+ Theo quy định của pháp luật, khi một người vô tình nhận được số tiền từ người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình, người nhận có trách nhiệm phải trả lại số tiền đó cho người đã chuyển nhầm. Việc không thực hiện nghĩa vụ này sẽ bị xem là hành vi chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp lí và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ về nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp này

+ Trong trường hợp chuyển khoản nhầm lẫn, anh Q - người nhận tiền, phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó cho người đã chuyển nhầm, theo quy định của pháp luật dân sự. Việc không tuân thủ nghĩa vụ này có thể đưa đến hậu quả pháp lí nghiêm trọng, bao gồm cả chế tài hành chính và hình sự.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Hướng dẫn giải

- Nhận định a sai vì quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

- Nhận định b sai vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đại diện chủ sở hữu là Nhà nước nên quyền sở hữu tài nguyên khoáng sản thuộc về Nhà nước. Nhà nước nắm giữ quyền kiểm soát tài nguyên khoáng sản và căn cứ theo các tiêu chí cụ thể trong Luật Khoáng sản năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) hay hợp đồng khoáng sản để cấp quyền khai thác khoáng sản cho các cá nhân và tổ chức có hoạt động khoáng sản.

- Nhận định c sai vì người không phải là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu khi được uỷ quyền quản lí tài sản; khi phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp; khi người được giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Nhận định d đúng vì theo khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 thì trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a. Đây là hành vi phù hợp theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Đieu 230 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi nhặt được tài sản người khác làm rơi, người nhặt được phải có trách nhiệm trả lại cho người bị mất. Nếu nhặt được tài sản mà tạm thời không trả lại, người nhặt được tài sản có thể đối mặt với việc bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp b. Đây là hành vi không phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự vì theo Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản thì bên mượn tài sản phải có các nghĩa vụ sau: giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

- Trường hợp c. Đây là hành vi hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự vì theo Điều 229 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy:

+ (1) Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ (2) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoa theo quy định của Luật Di sản văn hoá thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoa theo quy định của Luật Di sản văn hoá mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Hướng dẫn giải

- Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

+ Người vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, pháp luật không có quy định nào ghi nhận việc cha mẹ đi vay nợ thì con cái phải trả tiền thay, trừ những trường hợp được nêu tại mục sau:

▪ Là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ: căn cứ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng. Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến thời hạn thoả thuận mà cha mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

▪ Nhận di sản thừa kế từ cha mẹ: khi người con được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ để lại, căn cứ theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Dẫn chiếu Điều 615 của Bộ luật này, các con phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do bố mẹ mình để lại cụ thể: khi cha mẹ qua đời, các con được hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà cha mẹ để lại, nếu trước khi mất bố mẹ vay nợ thì con cái nhận di sản theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế có trách nhiệm phải trả nợ thay; trường hợp mà di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại tương ứng nhưng không được vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ khi có thoả thuận khác.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 75)

Hướng dẫn giải

* Yêu cầu số 1:

- Ông G (chủ nhà) có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với căn nhà.

- Vợ chồng anh P (người thuê nhà) có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, thay đổi kết cấu ngôi nhà khi chưa được chủ sở hữu (ông G) cho phép.

* Yêu cầu số 2:

- Khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường."

- Trong trường hợp này, việc bên thuê tự ý phá bỏ bức tường đã gây thiệt hại về tài sản cho chủ nhà. Do đó, bên thuê phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định trên. Để bảo vệ quyền lợi của mình, sau khi xác định giá trị thiệt hại của căn nhà, ông G có thể khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền, yêu cầu bên thuê nhà là vợ chồng anh P bồi thường thiệt hại và thực hiện nghĩa vụ do vi phạm hợp đồng theo như thoả thuận trong hợp đồng thuê nhà (nếu có).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 75)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a.

+ Hành vi của anh D mang chiếc đồng hồ đến một tiệm cầm đồ để bán lấy tiền là không phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự. Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

(1) Khi phát hiện tài sản của khách hàng bỏ quên, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

(2) Sau 1 năm kể từ ngày công khai nếu không ai nhận thì sẽ được hưởng hoặc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó tuỳ vào giá trị của tài sản

+ Trong trường hợp này, nếu là anh D, em sẽ thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để công khai thông tin, tìm chủ sở hữu của chiếc đồng hồ.

Trường hợp b.

+ Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu chị S không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Toà án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.

+ Tuy nhiên, chị S lại bỏ trốn không trả nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Anh N cũng vi phạm quyền sở hữu và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác do đập phá đồ đạc và uy hiếp tinh thần bố mẹ chị S nếu không chịu trả nợ thay cho con gái. Tuỳ

theo tính chất và mức độ để truy cứu trách nhiệm.

+ Nếu là anh N, trong trường hợp này, em sẽ: thu thập chứng cứ và gửi đơn kiện chị S tới Tòa án dân sự.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 75)

Hướng dẫn giải

- Trường hợp a. Khuyên bạn trả lại và công khai xin lỗi. Dẫn chiếu các quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Trường hợp b. Em có thể báo với cha mẹ của bạn hoặc với thầy/cô để có cách xử lí. Vì trong trường hợp này, khi hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 75)

Hướng dẫn giải

Ngày 17/2/2023, trên đường đi học về qua quán tạp hóa Tân Nay (tại thôn Bến, xã Trân Châu), em Phạm Doãn Hiệp  học sinh lớp 9A1 Trường Tiểu học và THCS Hà Sen, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng) đã nhặt được chiếc nhẫn vàng 2 chỉ 9999, trị giá hơn 10 triệu đồng. Sau khi hỏi mọi người xung quanh đều không ai nhận, em đã tới Trụ sở Công an xã Trân Châu để trình báo. Sau thời gian ngắn, chiếc nhẫn đã được xác minh và trả lại cho người bị đánh mất, đó là chị Phạm Thị Hoàn nhân viên công tác tại Công an huyện Cát Hải.

Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ không có công việc ổn định, phải nuôi 3 anh em ăn học, bản thân Hiệp phải ở nhờ nhà bác (chị gái mẹ) để tiếp tục được đến trường nhưng em vẫn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, chăm ngoan, học giỏi. Hiệp chia sẻ: “Em luôn được bố mẹ, thầy cô nhắc nhở về việc nhặt được của rơi phải trả lại người đánh mất, dù đó là món đồ trị giá to hay nhỏ, họ mất cũng như mình mất. Tuyệt đối không được lấy của ai vật gì và nếu có được thì phải tìm cách trả lại cho người bị đánh mất. Việc làm đó chính là thể hiện lòng tốt và đạo đức của mỗi người”.

Hành động đẹp của Hiệp là một việc làm mang tính nhân văn sâu sắc. Đây cũng là một trong những hành động đẹp hướng tới kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt”. Em xứng đáng là tấm gương sáng cho tất cả đội viên nhi đồng trong toàn Liên đội cũng như mọi người học tập và noi theo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)