Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?
Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?
Nền văn minh Ấn Độ có những thành tựu nào nổi bật? Trong những thành tựu ấy, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ
* Chữ viết và văn học
- Chữ viết:
+ Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.
+ Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.
+ Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.
- Văn học:
+ Phản ánh đời sống tinh thần phong phú.
+ Tác phẩm tiêu biểu: kinh Vê-đa; sử thi Ma-ha-bha-ra-ta; sử thi Ra-ma-ya-na; vở kịch Ka-li-đa-sa.
* Tôn giáo và triết học
- Tôn giáo:
+ Ấn độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như: Phật giáo, Hin-đu giao…
+ Ngoài ra, ở Ấn Độ còn có sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác, như: đạo Giai-nơ, đạo Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,... và nhiều tín ngưỡng thờ thần.
- Triết học: đề cập đến nhiều vấn đề: các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm, tư tưởng giải thoát…
* Nghệ thuật
- Kiến trúc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo.
+ Các công trình tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; trụ đá thời A-sô-ca; cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-hô; tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ của hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-giơ Ma-han,…
- Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên các pho tượng; các bức phù điều…
* Khoa học - kĩ thuật
- Thiên văn học:
+ Tạo ra lịch.
+ Nhận thức được Trái Đất và Mặt Trăng có hình cầu;
+ Phân biệt được năm hành tinh là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ.
- Toán:
+ Sáng tạo ra hệ số 10 chữ số
+ Tính được căn bậc 2 và căn bậc 3.
+ Tính được diện tích các hình tiêu biểu và tính được chính xác số Pi = 3,1416,...
- Vật lí: nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đất.
- Hoá học ra đời sớm và phát triển ở Ấn Độ do như cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thuỷ tinh,..
- Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê, biết phẫu thuật, sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh,…
- Em ấn tượng nhất về thành tựu chữ viết của Ấn Độ, vì:
+ Việc sáng tạo ra chữ viết thể hiện trình độ tư duy của cư dân Ấn Độ
+ Chữ viết là phương tiện lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác; là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.
+ Chữ viết phát triển đã đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Ấn Độ.
+ Chữ viết Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn được tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nếu được du lịch Ấn Độ, em mong muốn tham quan lăng Ta-giơ Ma-han.
- Giới thiệu về Lăng Ta-giơ Ma-han:
+ Lăng Ta-giơ Ma-han là công trình tiêu biểu nhất dưới thời Mô-gôn, được xây dựng vào thế kỉ XVII. Lăng là kết tinh tài nghệ của các kiến trúc sư và thợ thủ công nhiều nước: Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kì, Ý,…
+ Toàn bộ lăng được bằng đá cẩm thạch trắng. Chính điện, gác chuông, tháp, sân đều bố trí rất hài hòa, bên trong, bên ngoài đều chạm trổ. Nhìn từ xa, tất cả cảnh vật của lăng in lung linh trên mặt nước hồ xanh biếc, trông lại càng kì diệu.
+ Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới với nhận định đây là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”. Công trình vĩ đại này đã ghi dấu thời kì vàng son của một nền văn minh phương Đông rực rỡ và cổ xưa.
(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thực hiện dự án Hành trình kết nối di sản: em hãy lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- Giá trị đặc sắc của Thánh địa Mỹ Sơn:
+ Thánh địa Mỹ Sơn toạ lạc ở một thung lũng hẹp thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là tổ hợp nhiều đền đài được các vua Chăm xây dựng từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV bằng gạch, đá và chất kết dính đặc biệt.
+ Thánh địa là nơi tổ chức cúng tế và là nơi tập trung lăng mộ của các vị hoàng thân.
+ Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá thế giới (năm 1999) với tiêu chí là điển hình nổi bật về sự giao lưu và hội nhập văn hoá; phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm-pa trong lịch sử Đông Nam Á.
(Trả lời bởi Minh Lệ)