Bài 8. Cách mạng tháng Tám năm 1945

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 34)

Hướng dẫn giải

- Vấn đề “sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc” trong giai đoạn lịch sử này là Việt Nam chịu ách thống trị của cả Nhật và Pháp, nhân dân bị bóc lột

- Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giải quyết vấn đề đó bằng cách thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Hội nghị nêu rõ: Khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận Việt Minh và sẽ là cờ của Tổ quốc khi giành được chính quyền.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

- Tháng 9/1940, quân phiệt Nhật Bản tiến đánh Việt Nam ở Lạng Sơn, từng bước xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Quân Pháp kháng cự yếu ớt rồi đầu hàng, câu kết với quân Nhật ra sức bóc lột nhân dân Đông Dương. Việt Nam chịu ách thống trị của cả Pháp và Nhật Bản.

- Về chính trị: cả Nhật Bản và Pháp đều tiến hành phát xít hoá bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thủ tiêu các quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong những năm 1936 – 1939

- Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường các loại thuế,...; quân Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt,... Những thủ đoạn tàn ác này đã gây nên nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì vào cuối năm 1944 – đầu năm 1945

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

- Nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1941 là: 

+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập

+ Xác định: giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương; chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm, xác định hình thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa; dự báo về thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền;...

- Dẫn chứng từ tư liệu 1: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc này không phải là cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề phản để và điền địa nữa (cách mạng tư sản dân quyền) mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cấp bách là giải phóng dân tộc. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 36)

Hướng dẫn giải

- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập, bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội Cứu quốc

- Mặt trận Việt Minh đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là ở Cao Bằng, tham gia vào các hội Cứu quốc. Dưới ngọn cờ Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được xúc tiến gấp rút.

- Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng hai trận liên tiếp tại Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 37)

Hướng dẫn giải

- Ngày 12/3, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, cao trào đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước.

- Ngày 15/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân, phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật,..

- Tháng 5/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang). Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 38)

Hướng dẫn giải

- 14/8: Một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,... đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền

- 16/8: Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân xuất phát từ Tân Trào tiến và giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường tiến về Hà Nội

- 18/8: Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước

- 19/8: Tại Hà Nội, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Trại Bảo an binh,... Đến tối, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

- 23/8: Tại Huế, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành thành phố Huế kéo về biểu tình thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân

- 25/8: Tại Sài Gòn, tối 24 – 8, cuộc khởi nghĩa cơ bản giành thắng lợi. Ngày 25 – 8, hàng chục vạn nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh lân cận kéo về trung tâm thành phố dự cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân

- 28/8: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là 2 tỉnh cuối cùng giành được chính quyền

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 3.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 38)

Hướng dẫn giải

- Chuẩn bị về chủ trương, đường lối cách mạng: trong những năm 1939 – 1941, Đảng ta đã nhanh chóng có chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược 

- Chuẩn bị về lực lượng chính trị: với việc thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội cứu quốc”

- Chuẩn bị về lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ cách mạng: Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn… để xây dựng căn cứ địa cách mạng

- Nhạy bén nắm bắt thời cơ: 

+ Ngay khi phát xít Nhật nổ súng lật đổ thực dân Pháp ở Đông Dương (9/3/1945), với Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì đã nhận định tình hình và dự đoán hai tình huống có thể diễn ra và tạo nên một thời cơ “vàng” để nhân dân ta đứng dậy giành chính quyền

+ Xác định chính xác thời điểm và phạm vi tiến hành khởi nghĩa

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 39)

Hướng dẫn giải

- Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội. Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.

- Ngày 2/9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 3.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Nội dung chính của tư liệu: khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân Việt Nam và toàn thế giới. Không chỉ là tuyên ngôn về độc lập, tự do của dân tộc mà còn là tuyên ngôn về tinh thần yêu chuộng hoà bình của Việt Nam

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 40)

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn kiên cường, bất khuất, kiên quyết đấu tranh vì độc lập, tự do

+ Đảng Cộng sản Đông Dương với đường lối đúng đắn, sáng tạo đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng và giành thắng lợi hoàn toàn.

+ Mặt trận Việt Minh linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền

+ Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin và tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Là sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ trên đất nước ta, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do dưới chế độ dân chủ cộng hoà.

+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới, đặc biệt là nhân dân hai nước Cam-pu-chia và Lào

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)