Bài 7. Phương pháp gia công không phoi

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục I (SGK Cánh diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Đúc là phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp nấu chảy kim loại, rót kim loại lỏng vào lòng khuôn đúc có hình dáng và kích thước của vật đúc, sau khi kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dáng giống như lòng khuôn đúc.
- Đặc điểm: đúc được các loại vật liệu khác nhau,Chế tạo được những vật đúc có hình dạng, kết cấu rất phức tạp,...

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục I (SGK Cánh diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

a) Làm mẫu
b) Làm khuôn cát
c) Rót vật liêu đã nấu chảy vào khuôn
d) tách khuôn
e) sản phẩm đúc

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng mục I (SGK Cánh diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Đầu tiên ta chuẩn bị một cái khuôn, sau đó rót vật liệu đã được nấu chảy vào khuôn. Từ từ tách khuôn ra khỏi sản phẩm, vậy ta có có một sản phẩm đúc

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng mục II (SGK Cánh diều - Trang 32)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Rèn là nung nóng phôi thép tới nhiệt độ trên 900oC để cho kim loại chuyển sang trạng thái dẻo rồi đặt lên đe và dùng búa đập để có được hình dáng cần thiết của sản phẩm. Vật liệu để rèn tự do là các thỏi kim loại đúc và các phôi cán.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục II (SGK Cánh diều - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Các bước cơ bản của rèn tự do:

- Bước 1: Phôi

- Bước 2: Nung nóng phôi

- Bước 3: Tác động ngoại lực

- Bước 4: Sản phẩm rèn

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục II (SGK Cánh diều - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Các bước cơ bản của rèn khuôn:

- Bước 1: Phôi

- Bước 2: Nung nóng phôi

- Bước 3: Cho phôi vào khuôn

- Bước 4: Tác động ngoại lực

- Bước 5: Tách khuôn

- Bước 6: Sản phẩm rèn

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng mục III (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Khái niệm
- Các phương pháp hàn đều sử dụng công nghệ nối các chi tiết máy bằng kim loại hoặc phi kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo). Sau đó kim loại lỏng hóa rắn hoặc kim loại dẻo thông qua có lực ép, chỗ nối tạo thành mối liên kết bền vững gọi là mối hàn.
Đặc điểm:
-Tiết kiệm nhiều kim loại, so với các phương pháp nối khác như tán rivê, ghép bulông tiết kiệm từ 10 – 25% khối lượng kim loại, hoặc so với đúc thì hàn tiết kiệm 50%.
-Hàn có thể nối những kim loại có tính chất khác nhau. Ví dụ, kim loại đen với kim loại đen, kim loại với vật liệu phi kim loại,…
-Tạo được các chi tiết máy, các kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác không làm được hoặc gặp nhiều khó khăn.
-Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng mục III (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn (thường có thuốc bọc) và không sử dụng khí bảo vệ

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
các sản phẩm không yêu cầu độ chính xác và tinh xảo cao.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 34)

Hướng dẫn giải

- So với phương pháp đúc trong khuôn cát thì đúc trong khuôn kim loại có chất lượng sản phẩm tốt hơn, khuôn có thể tái sử dụng nhiều lần.

- Phương pháp rèn tự do có tính linh hoạt cao còn rèn khuôn có độ chính xác và năng suất cao.

- Phương pháp hàn hồ quang so với hàn hơi thì hàn hơi gia công được sản phẩm mỏng và nhiệt độ nóng chảy thấp.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)