Bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 47)

Hướng dẫn giải

- HS theo dõi và nghe bài hát “ Tự bảo vệ mình nhé” theo hướng dẫn của giáo viên

Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần:

- Không đến nơi thưa người hoặc ở riêng với ai

- Không được để ai nhìn thấy vùng đồ bơi của riêng mình

- Không để ai chạm tay chỉ cha mẹ ta thôi

- Phải bỏ đi tránh xa liền

- Kể lại với cha mẹ để bảo vệ chúng ta

- Khi gặp những người không tốt thì cần phải tránh xa

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 48)

Hướng dẫn giải

- Các biểu hiện xâm hại trẻ em ở các tranh trên là:

+ Tranh a: bạn nhỏ bị xâm hại thể chất, cụ thể là bị đánh

+ Tranh b: Bạn nhỏ bị xâm hại thân thể

+ Tranh c: Bạn nhỏ bị bỏ mặc và xao nhãng

+ Tranh d: Bạn nhỏ bị xâm hại tinh thần.

- Các biểu hiện xâm hại trẻ em mà em biết như: Xâm hại thân thể, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 48)

Hướng dẫn giải

- Các bạn trong tranh ở Hoạt động 1 sau khi trải qua bị xâm hại sẽ khiến các bạn nhút nhát không tự tin, bên cạnh đó òn gây ám ảnh tinh thần và tâm lí cho các bạn.

- Trong các trường hợp trên hậu quả để lại sẽ khiến các bạn nhỏ bị ám ảnh tâm lí, gây nên sợ sệt trong lòng và trở nên nhút nhát, bên cạnh đó cũng có những tình huống sau khi bị xâm hại sẽ khiến các bạn trở nên ác ý hơn và sống buông thả bản thân hơn.

- Theo em, phải phòng tránh xâm hại vì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của việc xâm hại dù là người lớn hay trẻ nhỏ, hậu quả của việc bị xâm hại sẽ để lại trong lòng nạn nhân một bóng đen vô hình và khiến họ trở nên nhút nhát, sợ sệt trong cuộc sống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 49)

Hướng dẫn giải

Một số quy dịnh cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tồn hại, mức độ nguy cơ gây tồn hại đối với trẻ em.

3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Trong các tranh trên, các tình huống có nguy cơ bị xâm hại là vì ở những tranh này đều cho ta thấy rằng các bạn nhỏ đang tiếp xúc với những người lạ mà các bạn nhỏ không biết, và các bạn không tỏ ra cảnh giác với họ nên điều đó sẽ giúp những người xấu dễ dàng đạt được ý định của mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.b (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 51)

Hướng dẫn giải

- Trong các bức tranh trên các bạn nhỏ đã biết đề phòng với những người lạ khi họ có ý định tiếp cận và từ chối những sự giúp đỡ của họ, và luôn có sự giúp đỡ của người thân khi đi một mình lúc trời tối hoặc những nơi vắng vẻ.

- Các cách phòng tránh xâm hại mà em biết: Không đi một mình qua những nơi vắng vẻ, không nhận sự trợ giúp từ những người mà mình không quen, không mở cửa cho người lạ vào nhà…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 52)

Hướng dẫn giải

- Ở bức tranh 1 và 2 bạn nhỏ đã lựa chọn cách đề phòng và hô hoán tìm sự giúp đỡ khi nhận ra các mối nguy hiểm ở xung quanh. Bức tranh 3 và 4 hai bạn nhỏ đã lựa chọn tìm đến sự giúp đỡ của những người có chuyên môn về tâm lí trẻ nhỏ để tâm sự.

- Những cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại như: Tìm sự giúp đỡ từ người lớn, đề phòng cảnh giác và tránh xa những người có biểu hiện xấu…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

a) Em đồng ý với ý kiến này, vì trẻ em là những chồi non mới, các em cần được bảo vệ để phát triển tốt nhất.

b) Em không tán thành với ý kiến này, thủ phạm xâm hại có thể là người quen và cũng có những người không quen.

c) Em không tán thành với ý kiến này, người quen cũng có thể là thủ phạm xâm hại vì những người quen thường sẽ dễ tiếp cận hơn.

d) Em đồng ý với ý kiến này, vì xâm hại có rất nhiều dạng xâm hại, khi các bạn nhỏ đến lớp cũng sẽ có những trường hợp các bạn xảy ra va chạm và để lại thương tích cho nhau.

e) Em tán thành với ý kiến này, vì cho dù ở độ tuổi nào và giới tính nào cũng có nguy cơ bị xâm hại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Ý a: Đây là biểu hiện của hành vi xâm hại vì những lời nói của bạn Lan khiến cho Cường cảm thấy thiếu tự tin và điều đấy sẽ khiến Cường bị nhút nhát rụt rè hơn, không dám thể hiện bản thân mình.

Ý b: Đây không phải biểu hiện của xâm hại vì khi bác sĩ khám bệnh cho An, do chuyên môn nên phải cởi áo của bạn ra để khám tuy nhien khi đó còn có người thân của bạn An ở đó nên sẽ bảo đảm được an toàn của bạn.

Ý c: Đây là biểu hiện của âm hại, vì những lời la mắng cáu gắt đó của mẹ sẽ để lại cho Gia sự sợ sệt và ám ảnh tâm lí, gây ra cho bạn tình trạng sợ hãi mỗi khi thấy mẹ tức giận.

Ý d: Đây là biểu hiện của xâm hại, vì chú hàng xóm cố tình đụng chạm vào người Hạ, điều đấy sẽ khiến cho bạn Hạ trở nên sợ hãi và nhút nhát hơn.

Ý e: Đây là biểu hiện của xâm hại, và việc làm này của bố bạn Tâm là đã cướp đi quyền lợi được học tập của bạn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 54)

Hướng dẫn giải

Khi có nguy cơ bị xâm hại, em sẽ chọn những cách như:

+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và tìm cách ứng phó.

+ Chống lại

+ Kêu lớn để người khác biết và giúp đỡ.

+ Kể cho người thân nghe về tình huống em gặp phải.

+ Gọi cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)